BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 113

Huyễn hóa không thân tức pháp thân

Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tánh Thiên Chân Phật.
Ngay trong thân không thật huyễn hóa này tức là Pháp thân. Giác ngộ pháp thân

thấy không có một hình tướng sự vật gì. Pháp thân này cũng gọi là Bản nguyên, Tự
tánh, Thiên Chân Phật. Pháp thân là tên khác của tâm thể lặng lẽ, tràn đầy trong sáng
của mọi chúng ta. Nó không có hình tướng nên không bị vô thường, không dấy động
nên không sanh diệt, hằng trong sáng nên chẳng phải không ngơ. Vì chúng ta quen
nhìn cái gì cũng theo hình tướng, theo dấy động mới cho là có, ngược lại bảo là
không? Để sáng tỏ ý này, chúng ta nghe lời đối đáp của Thiền sư Hoài Nhượng với
Lục Tổ. Sư đến Tào Khê, Lục Tổ hỏi: Ở đâu đến? Sư thưa: Ở Tung Sơn đến. Tổ hỏi:
Vật gì đến? Sư thưa: Nói in tuồng một vật tức không trúng. Tổ hỏi: Lại có tu chứng
chăng? Sư thưa: Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được. Tổ bảo: Chính
cái không nhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã như thế, ta cũng như thế.

Tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng có sẵn trong mọi người, nên nói là bản

nguyên, là tự tánh. Tại vì vọng tưởng dấy khởi liên miên, khiến chúng ta chỉ thấy vọng
tưởng, không thấy được tâm thể này. Bởi chỉ thấy vọng tưởng nên chấp nhận vọng
tưởng làm tâm mình, hài lòng ngang đây, cam chịu nó lôi chạy trong lục đạo luân hồi.
Mỗi vọng tưởng dấy lên, hay mỗi niệm khởi, đã cắt xén tâm thể tràn đầy thành những
mảnh vụn. Những mảnh vụn này tung tóe lên che khuất tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong
sáng. Như mặt biển lặng lẽ tràn đầy trong sáng, một cơn gió mạnh thổi qua, những
lượn sóng trỗi dậy nối tiếp, đã cắt xén mặt biển phẳng lì thành vô lượng mảnh vụn,
đang săn đuổi nhau. Khi này, người ta nhìn không còn thấy mặt biển phẳng, chỉ thấy
bao nhiêu lượn sóng gầm thét rượt bắt nhau.

Sóng đã dậy làm sao dừng? Chỉ khi nào gió lặng. Sóng tâm muốn dừng chỉ khi

nào gió nghiệp lặng. Vọng tưởng dấy lên đều có đối tượng. Ngã và pháp là đối tượng
chủ yếu của vọng tưởng. Nghĩ cái gì? Nghĩ về ta, về người hay vạn vật. Thấy thân
duyên hợp như huyễn, cảnh duyên hợp như huyễn là vô hiệu hóa gió nghiệp. Đã biết
thân cảnh hư dối còn gì phải bận lòng, đối tượng đã phá vỡ thì vọng niệm không còn
chỗ tựa để phát sanh. Thế là gió nghiệp lặng, sóng vọng niệm từ từ im bặt, chỉ còn mặt
biển tâm lặng lẽ tràn đầy trong sáng như xưa. Công tác quan trọng của người tu là trí
tuệ Bát-nhã, nhờ nó chúng ta mới phá được mê lầm muôn kiếp. Nó góp công lớn lao
trong việc đem lại an bình cho tâm thể.

Vọng niệm dấy khởi là loạn động, sanh diệt, là cắt xén vụn vặt, là che phủ ngàu

đục. Có vọng niệm thì không thể thấy được tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng. Vì thế,
mọi người đều có tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng mà ít người nhận ra. Đã không
nhận ra, dù tu hành cũng không tin mình thành Phật. Đây là nguyên nhân lui sụt của đa
số người tu. Nghe trong kinh nói có Chân tâm, Phật tánh, Tri kiến Phật..., thực tế
không bao giờ họ nhận thấy mặt mày của nó. Tu lâu rồi, họ xoay ra lo cất chùa to, tổ
chức lễ lớn... lấy đó làm Phật sự, việc giác ngộ giải thoát xem như vô phần. Muốn thấy
chân tâm, Phật tánh, trước tiên chúng ta phải dừng vọng niệm. Vọng niệm đã dừng thì
tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng hiện tiền, chẳng cần cầu mong trông đợi cũng tự
thấy. Song vọng niệm không phải dễ dừng, nó đã thành một dòng sanh diệt liên tục
trong chúng ta. Để chận đứng nó, trước tiên chúng ta phải đập nát đối tượng chủ yếu
làm cơ sở phát sanh của nó là ngã và pháp. Dùng trí Bát-nhã thấy ngã pháp như huyễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.