PHẬT GIÁO ĐỘ SANH
I. MỞ ĐỀ
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng
sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo. Thế nên sự truyền bá của Phật giáo vì lợi ích
chúng sanh. Nếu không vì lợi ích chúng sanh, sự truyền bá ấy là vô nghĩa lý. Chúng
sanh ở đây là những người hiện có mặt, nghe hiểu được những lời giáo hoá. Chúng ta
đừng hiểu chúng sanh là những âm hồn, những kẻ chết. Nếu Phật giáo sống với kẻ
chết, thực chất Phật giáo đã chết mất rồi. Thế mà gần đây có một số Tăng, Ni đưa Phật
giáo đi vào cõi chết. Tăng, Ni xuất hiện đông đủ chỉ ở những đám ma chay. Phật sự
quan trọng của Tăng, Ni là đưa ma cúng đám. Đó là nét bi thảm đang xuất hiện trên
hình ảnh Phật giáo Việt Nam. Cần nói một câu chính xác hơn: “Phật giáo độ sanh,
không phải độ tử.” Nếu ai cố tình đem Phật giáo vào cõi tử, chính là kẻ làm hoại diệt
Phật giáo.
II. GIẢNG DẠY
Vì tính cách độ sanh nên những người truyền giáo có bổn phận hằng giảng dạy
cho tín đồ thông hiểu Phật giáo. Mỗi ngôi chùa là một nơi giảng dạy kinh điển, mỗi
buổi lễ là mỗi lần giảng dạy giáo lý. Có thế, người Phật tử mới biết rõ đường lối tu
hành, mới thâm nhập được giáo lý cao siêu. Phật giáo đã tự hào có một kho tàng kinh
điển dồi dào, mà người Phật tử kể cả Tăng, Ni, đa số dốt nát về giáo lý. Lỗi ấy tại ai?
Bởi sự truyền bá còn sơ sót yếu kém, chính Tăng, Ni phải chịu trách nhiệm. Sở dĩ có
sơ sót này, vì Tăng, Ni bận quá nhiều thì giờ lo cho người chết. Một người chết, Tăng,
Ni mất mấy ngày đêm có mặt tại tang gia, sau khi chôn cất xong, phải mất bao nhiêu
ngày trong những lễ trai tuần. Nếu chùa có đôi ba ngàn Phật tử, thử hỏi Tăng, Ni còn
thì giờ đâu lo tu học và truyền bá chánh pháp. Quả là chúng ta làm lệch lạc trọng trách
của mình. Việc đáng làm chúng ta lại không làm, việc không đáng làm chúng ta lại
dồn hết thì giờ vào đó. Ví như người chết đã nằm cứng đờ trong quan tài, mà ba bốn vị
Tăng, Ni có khi nhiều hơn, thường trực tụng kinh cho họ nghe, thử hỏi đã nghe được
những gì? Đúng theo tinh thần Phật giáo, người chết sau khi tắt thở tùy nghiệp thiện ác
theo đó đi thọ sanh, có ai còn lẩn quẩn bên quan tài để chúng ta tụng kinh cho họ nghe.
Việc làm này quả thật không đáng, mà chúng ta tốn nhiều thì giờ. Vì thế, việc tối quan
trọng là giảng kinh dạy đạo, chúng ta phải bê tha đi. Nếu thật người chân chánh xuất
gia, chúng ta phải điều chỉnh lại, đừng để đi mãi trên con đường sai lầm như thế.
Chúng ta hằng nhớ trọng trách của mình là phổ biến chánh pháp lợi ích quần sanh,
không phải vì tụng cúng để được lòng Phật tử.
III.- DỊCH KINH VIẾT SÁCH
Kinh
điển Phật giáo hiện giờ chưa được phiên dịch hết ra chữ Việt. Thế là trọng
trách Tăng, Ni còn nặng nề biết mấy. Những bản kinh chữ Phạn, sang Trung Quốc
người ta đã phiên dịch thành chữ Hán. Tạng kinh chữ Hán có mặt ở Việt Nam khá lâu
rồi, Tăng, Ni Việt Nam chưa phiên dịch được một phần mười (1/10). Cho đến những
nghi lễ tụng niệm hằng ngày cũng vẫn đọc theo phiên âm chữ Hán, quả là một thiếu
sót to tát của Phật giáo Việt Nam. Tại sao Tăng, Ni không dồn hết thì giờ của mình