TAM ĐỘC
I.- MỞ ĐỀ
Rắn độc thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng
TAM ĐộC. VÌ RắN ĐộC THUốC ĐộC HạI NGƯờI CHỉ MộT THÂN NÀY, TAM
ĐộC HạI NGƯờI đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ chúng ta nên sợ tam
độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn
nuôi dưỡng chứa chấp bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời
luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi
dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ. Có khác gì, người kia muốn gia đình
được bình an, mà nuôi kẻ giặc trong nhà. Thế thì sự bình an chẳng những không có,
mà đau khổ tan hoại sẽ đến nay mai. Người học đạo chúng ta phải sáng suốt nhận diện
đúng mặt thật kẻ phá hoại, tiêu diệt chúng thì sự an vui sẽ đến với chúng ta. Tam độc
là nguồn đau khổ của chúng sanh, là cội rễ bất an của nhân loại, chúng ta phải hiểu nó
và cố gắng trừ nó.
II. HÌNH TƯỚNG TAM ĐỘC
Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh
phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song
đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân.
1. Si:
Si là si mê. Không biết đúng lẽ thật giả, không nhận ra phải trái, không
thấy được tà chánh, ngu tối mờ mịt là tướng trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là
nhận lầm thân giả dối làm cái ta chân thật, tâm sanh diệt làm cái ta vĩnh cửu. Nơi ta đã
nhận lầm thì đối tất cả đều lầm, phát sanh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau đều gốc từ cái
lầm này mà ra.
Thân là tướng duyên hợp hư giả mà lầm chấp thân mình thật. Đã thấy thân thật
rồi, sanh bao nhiêu thứ bảo vệ gìn giữ nuôi dưỡng tô điểm cho thân, giành giật đuổi bắt
tìm cầu cho được những nhu cầu mà thân đòi hỏi. Nhưng không bao giờ có sự thoả
mãn của bản thân, vì nó là một thứ ghẻ lở, càng được lại càng đòi hỏi. Chính nó là cái
gốc của lòng tham vô tận sau này. Lầm chấp thân là thật thì mọi sự vật lệ thuộc về thân
cũng thấy là thật. Do đó chẳng những lo tìm cách bảo vệ thân, cũng lo tìm cách bảo vệ
những sự vật lệ thuộc. Chúng ta cố gìn giữ thân mình, cố tìm kiếm những nhu cầu để
thỏa mãn thân mình, cố bảo vệ những sự vật lệ thuộc về mình, kẻ khác cũng thế. Ai
cũng muốn thỏa mãn, muốn bảo vệ, song mình được thì kẻ khác phải mất, đó là chỗ
đụng nhau của con người. Nhân loại tranh đấu nhau để được từng mảnh vụn vật chất,
gốc từ chấp thân thật phát sanh. Bởi cho thân là thật, một khi nó sắp hoại thì mọi sợ sệt
lo âu không sao kể hết.
Về tâm, cho những thứ suy tư nghĩ tưởng cảm xúc phân biệt... là tâm mình thật.
Song những thứ ấy là tướng duyên theo bóng dáng trần cảnh, chợt có chợt không, bỗng
sanh bỗng diệt, không có thực thể cũng không lâu dài. Bám vào cái giả dối tạm bợ ấy
cho là tâm mình. Khi đã chấp là tâm mình rồi, mình nghĩ cái gì cũng cho là đúng, mình
tưởng cái gì cũng cho là hay, mình phân biệt điều gì cũng cho là phải. Bảo vệ ý kiến
mình chống đối ý kiến kẻ khác. Nếu sự chống đối của một cá nhân với một cá nhân, là
ý kiến bất đồng trong phạm vi cá nhân. Nếu sự chống đối của quần chúng này với quần