BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 42

Thời gian không thật do khái niệm con người đặt ra, huống là trên thời gian lại
đặt ra ngày tốt ngày xấu, năm lành năm dữ... Thử đặt ra một thí dụ, chúng ta đốt một
ngọn đèn đặt ở bên phải, lấy một cái gương tròn nhỏ để ở bên trái, cách nhau năm tấc
tây, khoảng giữa đặt một quả bóng (trái banh). Chúng ta dùng tay xoay tròn quả bóng,
phía nằm bên ngọn đèn là sáng, phía khuất ngọn đèn là tối, cứ xoay mãi, quả bóng đối
chiếu tối sáng liên tục. Trục quay ấy có lúc tiến đến trước ngang ngọn đèn làm khuất
ánh sáng soi vào mặt gương, ánh sáng mặt gương không phản chiếu vào quả bóng, có
lúc lùi lại sau, ánh sáng ngọn đèn soi vào mặt gương, ánh sáng từ mặt gương phản
chiếu lại quả bóng, phía khuất ngọn đèn. Có những con kiến ở trên quả bóng, thấy quả
bóng mặt sáng gọi là ngày, mặt tối gọi là đêm, những lúc mặt gương không phản chiếu
ánh sáng vào quả bóng gọi là ba mươi, những lúc mặt gương phản chiếu ánh sáng vào
quả bóng đầy đủ gọi là rằm... Lại đặt mặt sáng của quả bóng vòng một là ngày tốt,
vòng hai là ngày xấu... Cảm thông được điều đó, chúng ta có tức cười cho loài kiến
hay không? Quả thật, chúng bày biện một cách vô lý. Ngọn đèn, quả bóng, mặt gương
đều là vô tri, động lực quay nó thì cứ quay vậy thôi, có gì là linh thiêng huyền diệu, mà
chúng lại đặt là ngày tốt ngày xấu.

Cũng thế, nhật cầu, nguyệt cầu và địa cầu đều là vô tri, chúng quay gần nhau

theo cái trục cố định, mặt địa cầu hướng về nhật cầu thì sáng, mặt khuất thì tối. Cái
trục quay ấy có khi địa cầu xê tới che khuất ánh sáng nhật cầu không soi đến nguyệt
cầu, có khi sụt lại, ánh sáng nhật cầu soi đầy đủ vào nguyệt cầu, ánh sáng nguyệt cầu
phản chiếu lại mặt tối của địa cầu. Thế rồi, con người sống trên địa cầu trông vào sự
sáng tối tùy khái niệm đặt thành ngày đêm và giờ phút, theo sự phản chiếu của nguyệt
cầu đặt ra rằm, ba mươi, thành tháng, năm. Thời gian là do tưởng tượng của con người
đặt ra không thật. Phương chi trên thế gian ấy lại còn đặt thêm lành dữ tốt xấu... Quả
thật con người quá bày biện, quá rối ren. Đã bày biện ra rồi, tự cột trói mình. Khi đã có
ngày tốt ngày xấu, đi đâu phải chọn ngày tốt mới dám đi, làm gì phải đợi ngày tốt mới
làm. Thậm chí cất nhà xây bếp cũng phải lựa ngày chọn tháng, định đôi gả lứa cũng
phải coi tuổi hạp, không hạp. Con người bị bao phủ trong ổ tơ rối nùi ấy, rồi than khóc
rồi khổ đau. Chính vì ngày tháng tuổi tác tạo ra cho con người không biết bao nhiêu
đau khổ. Chúng ta hãy nghe người nông dân miền Nam nguyền rủa họ qua bài hát:

Cọp mà vật mấy ông thầy địa

Yêu mà nhai mấy chú coi ngày

Trớ trêu họ khéo đặt bày

Hai đứa mình thương thiệt, ông trời rày bảo thương.

c) Coi tay, xem tướng

Coi tay, xem tướng cũng có khi trúng, song ông thầy ấy luôn luôn nói câu

thòng: “Tay hay tướng của ông có hiện điều xấu, có thể đến tháng đó sẽ mắc nạn, nếu
ông biết làm lành làm phước có thể qua.” Thế thì đến tháng đó, nếu người ấy mắc nạn
thì khen ông thầy xem trúng, bằng không mắc nạn thì ông thầy đổ tại làm lành làm
phước! Như thế, mặt nào ông thầy cũng hay hết. Nhưng chúng ta thử kiểm điểm xem,
cả hai mặt mắc nạn và không, có lợi gì cho người đi coi không? Nếu coi tay tốn một số
tiền, đến khi mắc nạn cũng phải tự chịu, ông thầy có cứu giúp cho mình được gì đâu.
Nếu đến tháng thọ nạn, người coi tay không thọ nạn, cho là làm lành làm phước được
qua thì mình tự cứu mình, ông thầy cũng không làm gì cho mình. Như vậy đi coi chi
cho uổng tiền.

Hơn nữa ở đầu quyển sách tướng có bài kệ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.