Hán Dịch
Hữu tâm vô tướng Có tâm tốt không tướng tốt
Tướng tự tâm sanh Tướng tốt theo tâm tốt sanh
Hữu tướng vô tâm Có tướng tốt không tâm tốt
Tướng tùng tâm diệt. Tướng tốt theo tâm xấu mất.
Thế thì, chúng ta cần phát tâm tốt làm việc tốt thì điều tốt sẽ đến. Chúng ta chứa
chấp những tâm niệm xấu xa thì mọi điều dữ sẽ đến. Điều căn bản là chúng ta làm tốt
hay làm xấu, quả tốt xấu sẽ đến với chúng ta. Không phải quan trọng ở bàn tay hay
tướng mạo. Thế mà, chúng ta không ứng dụng ngay cội gốc, lại chạy theo ngọn ngành,
hao phí tiền bạc một cách vô ích, đó gọi là mê tín.
d) Xin xăm, bói quẻ:
Xin
xăm bói quẻ là một việc làm cầu may. Rủi may là điều xảy ra không có
duyên cớ. Phó thác hành động của mình, cho đến phó thác cả đời mình vào chỗ không
có duyên cớ, thật là tệ hại. Thánh, Thần có rảnh đâu mà ngồi sẵn trên bàn để ứng hiện
trong xăm quẻ cho quí vị. Nếu người xin xăm bói quẻ có trúng, chẳng qua phước
nghiệp, lành dữ của mình mà hiện ra. Như sách nói: “Phước chí tâm linh, họa lai thần
ám.” Nghĩa là người gặp lúc phước đến thì giở quẻ ra đều tốt, khi họa lại thì rút lá xăm
nào cũng xấu. Thế là tốt xấu tại mình, không phải tại xăm quẻ. Chúng ta cứ sửa mình
cho tốt thì mọi việc đều tốt, đi xin xăm bói quẻ làm gì? Xin xăm bói quẻ chỉ khiến
chúng ta lo sợ thêm. Ca dao Việt Nam có câu:
Tay cầm tiền quý bo bo
Đem cho thầy bói mang lo vào mình.
Làm
việc không lợi ích, lại tốn hao tiền bạc, mang lo sợ vào lòng, không phải
mê tín là gì?
e) Cúng sao xem hướng
Lệ cúng sao hạn, thật là lạc hậu lỗi thời, sao là những hành tinh cách xa chúng
ta bao nhiêu ngàn cây số. Nó là cái gì mà chúng ta phải cúng! Tục lệ các chùa quê, vào
ngày mùng chín tháng giêng là cúng sao Hội. Người Phật tử nào không gửi tên cúng
sao, xem như năm ấy không được bảo đảm an ninh. Song người chủ cúng sao cho quí
vị, có bảo đảm an ninh chưa? Có lẽ quí vị ấy quên ghi tên mình trong bài sớ cúng sao
chớ gì? Thật là vô lý, đạo lý nhân quả đức Phật dạy rành rành trong kinh, mà người ta
bất chấp. Thân tổng báo của chúng ta có lẫn lành với dữ, khi nhân lành đến thì hưởng
quả lành, khi nhân dữ đến thì chịu quả dữ, không thể chạy trốn được. Chỉ có tạo nhân
lành nhiều, khi quả dữ đến sẽ nhẹ đi hay giảm bớt. Ví như trước kia chúng ta đã làm
khổ một người, vì lúc đó họ thiếu khả năng trả thù nên dường như thông qua. Đến lúc
nào đó, họ đủ điều kiện trả thù, nếu chúng ta không được nhiều người thương che chở
thì, quả đó sẽ đúng với nhân kia. Ngược lại, nếu chúng ta được quá nhiều người ủng hộ
che chở, quả phải trả sẽ nhẹ hoặc giảm mất cũng có. Bởi thế nên, sợ quả khổ không gì
hơn, chúng ta phải tạo nhân vui. Không nên cúng sao cúng hạn để cầu được an vui là
điều phi lý.
Xem
hướng cất nhà, xây bếp cũng là một lối mê tín. Có lắm người trong nhà
chồng vợ bất hòa, con cái ngỗ nghịch, liền rước thầy đến xem hướng sửa cửa, đổi bếp.
Nếu cửa và bếp biết nói, sẽ cãi lại với bà chủ nhà rằng: “Cãi lẫy nhau tại ông bà không
biết nhường nhịn nhau, chúng tôi có tội lỗi gì mà phải dời chỗ này đổi chỗ kia?”
Những việc làm này đủ nói lên người ta trốn tránh trách nhiệm, không bao giờ dám