BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 53

IV.- TỪ ĐÂU CÓ BÁO ỨNG ?

Sự báo ứng cũng chính nơi mình hiện ra. Mỗi khi chúng ta tạo nghiệp lành hay

dữ, mắt chúng ta thấy cảnh ấy, tai chúng ta nghe tiếng ấy, hạt giống lành dữ ấy đã rơi
vào tàng thức chúng ta. Kẻ đối tượng bị chúng ta làm khổ vui cũng thế, do mắt thấy,
tai nghe nên hạt giống biết ơn hay thù hằn đã rơi vào tàng thức của họ. Khi nào đó, cả
hai gặp lại nhau thì hạt giống ân oán ấy trỗi dậy, khiến hai bên tạo thêm một lần
nghiệp lành dữ nữa. Cứ thế tạo mãi khiến nghiệp càng ngày càng dầy, ân oán càng
ngày càng lớn. Như khi chúng ta gặp một người đang mắc phải cảnh khốn đốn cơ hàn,
hình ảnh buồn thảm khổ đau của họ hiện bày đầy đủ. Chúng ta trong tay có đủ phương
tiện, liền giúp họ qua cơn khốn đốn, lúc đó trên gương mặt khổ đau đã ngả sang gương
mặt vui tươi, sáng sủa. Chứng kiến hiện tượng ấy, hạt giống vui tươi đã rơi vào tàng
thức chúng ta. Nếu mỗi ngày chúng ta đều gieo vào tàng thức những hạt giống vui
tươi, đến khi thân này sắp hoại, chúng ta không còn đủ nghị lực làm chủ, những hình
ảnh vui tươi ấy sẽ hiện đến với chúng ta, mời chúng ta đến cảnh vui tươi. Ngược lại,
mỗi ngày chúng ta cứ gieo rắc khổ đau cho người, những hạt giống khổ đau chứa đầy
trong tàng thức chúng ta, đến khi hơi tàn, lực tận những hình ảnh đó sống dậy, đuổi bắt
đánh đập chúng ta, khiến chúng ta phải chạy chui vào cảnh khổ. Đó là nghiệp báo khổ
vui của mai kia. Nghiệp báo không phải từ đâu đến, mà chính từ tàng thức chúng ta
hiện ra. Người xưa thần thánh hoá khả năng chứa đựng của tàng thức bằng ông thần độ
mạng. Bảo rằng ông thường theo dõi chúng ta, và ghi chép hết mọi hành động thiện ác
của chúng ta, để báo cáo với Thiên đình hay Diêm chúa. Hoặc cụ thể hóa tàng thức
chứa đựng bằng Đài gương nghiệp cảnh. Bảo rằng chúng ta làm lành hay dữ, sau khi
chết đến chỗ Diêm vương, ở trước sân triều có cái gương lớn, người làm lành làm dữ
dẫn đến trước gương đều hiện rõ ràng đầy đủ, không thể chối cãi được.

V.-NGHIỆP BÁO KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Sự góp nhặt gieo vào tàng thức là một lẽ thật, không phải việc huyễn hoặc, do

không tưởng bịa ra. Đây thử cử một thí dụ, khi chúng ta muốn học thuộc lòng một bài
thơ. Chúng ta đọc một lần, hai lần, cho đến nhiều lần tự thấy nó thuộc. Cái thuộc ấy là
do đâu, chẳng qua mỗi lần chúng ta đọc, hạt giống ấy rơi vào tàng thức, đọc nhiều lần,
hạt giống ấy càng trưởng thành mạnh mẽ, đây gọi là thuộc. Thuộc xong chúng ta
không đọc nữa, thỉnh thoảng trong tàng thức nó trỗi dậy, mỗi lần trỗi dậy, chúng ta ôn
lại đôi ba phen, thế là thuộc lại càng thuộc. Từ miệng chúng ta đọc, hạt giống thơ rơi
vào tàng thức gọi HIệN HạNH HUÂN CHủNG Tử. Từ TÀNG THứC THƠ TRỗI
DậY, GọI LÀ CHủNG Tử KHởI HIệN hạnh. Chúng ta ôn lại đôi ba lần, gọi là Hiện
hạnh huân chủng tử. Thế là sự huân khởi không thể nghĩ bàn. Nếu cả đời chúng ta
huân chủng tử nào nhiều nhất, đời sau sanh ra hạt giống ấy sống dậy sớm nhất. Bởi thế
mới có các vị thần đồng, xuất hiện, như Mạc Đĩnh Chi ở Việt Nam mười hai tuổi đã
thông suốt thi pháp, Bạch Cư Dị ở Trung Hoa chín tuổi đã làm thơ, Pascal ở Pháp
mười hai tuổi đã thông Kỷ hà học..., cho đến cùng học một lớp mà mỗi đứa bé đều có
khả năng riêng.

Khi trong kho tàng thức còn chứa chủng tử thì sự huân khởi không thể nghĩ bàn.

Vì thế nó có sức mạnh lôi kéo chúng ta đi thọ sanh trong lục đạo không có ngày dừng.
Thế nên, nói đến nghiệp báo là nói đến sự luân hồi sanh tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.