BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 55

GIÁC NGỘ PHÁP GÌ

ỨNG DỤNG TU NGŨ THỪA PHẬT GIÁO

I.- MỞ ĐỀ

Tất cả pháp Phật dạy đều trước phải giác ngộ rồi sau mới ứng dụng tu. Cũng

như trước biết đường rồi sau mới đi, trước hiểu rồi sau mới làm. Sự giác ngộ này là
nhận thấy lẽ thật ngay thế gian không phải huyền nhiệm siêu viễn, mà là cụ thể thực tế.
Bởi giác ngộ rồi mới tu, nên đúng tinh thần đạo giác ngộ. Chúng ta là Phật tử phải thấu
rõ lẽ này, đừng lầm lẫn ứng dụng tu một cách mù quáng. Không hiểu mà làm là việc
làm càn bướng dại khờ. Chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp soi bước đi, để
khỏi vấp ngã rơi hố lọt hầm.

Tổng quát căn bản Phật pháp là Ngũ thừa Phật giáo, trước khi ứng dụng tu mỗi

thừa đều phải giác ngộ mỗi pháp. Ví như ở bến xe miền Đông tại thành phố Hồ Chí
Minh, trước khi chúng ta mua vé lên một chiếc xe nào là phải ý thức được mình đi đâu,
đi làm gì ? Khi mua vé lên xe, chúng ta biết rõ chủ đích và phân biệt rành rẽ con
đường mình đi. Nếu chúng ta mua vé lên xe Tây Ninh là biết rõ mình sẽ đến Thị xã
Tây Ninh, mua vé lên xe Vũng Tàu là biết rõ mình sẽ đến Đặc khu Vũng Tàu. Lên xe
nào đến chỗ ấy là ví dụ cho Ngũ thừa Phật giáo. Bởi vì thừa là cỗ xe hay ngồi xe, sẽ
đưa đến mục đích chúng ta nhắm. Chọn lựa xe đi là theo nhu cầu cần thiết của chúng
ta đã biết. Thế nên trước giác, sau tu là chủ yếu của Ngũ thừa Phật giáo.

II.- GIÁC NGỘ LÝ NHÂN QUẢ, LUÂN HỒI ỨNG DỤNG TU

NHÂN THỪA, THIÊN THỪA

1. Giác ngộ lý nhân quả, luân hồi

a) Giác ngộ lý nhân quả

Vạn vật và mọi hiện tượng trên thế gian này, nếu đem ra khảo sát, chúng ta sẽ

thấy không có một vật tượng nào thoát ra ngoài nhân quả. Từ động vật, thực vật,
khoáng vật cho đến mọi hiện tượng mà các giác quan chúng ta cảm nhận được, đều
phải có nhân mới thành quả. Ví như con người là quả, xuất phát từ bào thai là nhân.
Cây lúa, bông lúa là quả, phát sanh từ hạt lúa giống là nhân. Khối đá là quả, kết hợp từ
những hạt bụi là nhân. Dù là những hiện tượng lạ xuất phát từ con người hay thiên
nhiên, tuy hiện nay người ta chưa phát giác được nguyên nhân của nó, song chỉ là chưa
tìm ra, chớ chẳng phải không nguyên nhân. Thấy quả, chúng ta liền biết có nhân, đó là
tinh thần khoa học, là óc khảo cứu của các nhà bác học. Thấy một thành quả, chúng ta
chưa tìm ra nguyên nhân của nó, là chưa thấu suốt vấn đề. Từ một kết quả, chúng ta
thông suốt nguyên nhân, chúng ta có thể cấu tạo nguyên nhân để được kết quả như ý
muốn. Ví như thấy bông lúa thơm biết từ hạt giống lúa thơm, chúng ta muốn sang năm
có lúa thơm ăn, năm này phải lấy giống lúa thơm gieo mạ. Trên lãnh vực khoa học,
người ta thấy nắp vung nồi nước động, biết từ hơi nước đun sôi bốc lên, do đó chế biến
ra các loại máy nổ. Khi thấy chiếc pháo thăng thiên bay vút lên cao nổ tung ra, biết từ
nhiên liệu cháy có sức đẩy, người ta chế ra các loại phi cơ phản lực... cho đến những
ngôn từ luận lý cũng phải từ quả đến nhân, hoặc từ nhân ra quả. Nếu không như thế là
lý luận không chặt chẽ. Ví như nói, tôi thích món ăn này (quả), vì nó vừa miệng tôi
(nhân). Tôi không ưa người đó (quả), vì họ ở xấu với tôi (nhân). Vì nghèo (nhân), tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.