BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 56

không dám ăn xài (quả). Thực tế mà nói, nhân quả bao trùm hết mọi lãnh vực trong
cuộc sống của con người. Mọi hành vi thố lộ ra, đều lệ thuộc nhân quả. Song với người
trí thì biết rõ, kẻ ngu thì không phân rành.
Nói

đến nhân quả là tùy thuộc thời gian. Bởi vì từ nhân đến quả, phải trải qua

giai đoạn khác nhau. Như từ một hạt cam đến thành cây cam và có trái cam, phải trải
qua thời gian dài. Hạt cam hoại để thành cây cam, hạt cam thuộc quá khứ, cây cam
hiện tại, trái cam vị lai. Rồi trái cam là quá khứ, hạt cam là hiện tại, cây cam là vị lai.
Cứ thế xoay vần từ nhân đến quả, từ quả lại nhân. Vì thế muốn đoán định nhân quả,
chúng ta phải căn cứ trên ba thời mà xét. Nếu ai chỉ cắt xén một chặng mà đoán định,
là sai lầm lệch lạc. Ví như đồng thời trồng cam, mà một người được quả cam sành,
một người được quả cam đường. Nhìn cây cam lá cam giống nhau, mà trái cam lại
khác. Nếu chỉ căn cứ cây cam, trái cam mà biện lý lẽ, làm sao hiểu nổi. Chúng ta phải
xét lui về quá khứ, khi gieo hạt cam loại nào, mới thấy thấu đáo vấn đề. Cũng thế,
trong cuộc sống khổ vui tốt xấu hiện tại của chúng ta, không nhìn lui về quá khứ, khó
bề hiểu biết tường tận. Cho nên trong kinh Nhân Quả Phật dạy: “Muốn biết nhân đời
trước, cứ xem cuộc sống hiện tại này, cần biết quả đời sau, nên xem hành động hiện
nay.” Hiện tại là kết quả của quá khứ, cũng là nhân của vị lai. Cây cam là quả của hạt
cam, cũng là nhân của quả cam. Muốn mai kia được nhiều quả cam ngon, hiện tại
chúng ta phải vun quén cho cây cam được sum suê. Đấy là khéo ứng dụng nhân quả.
Hiểu thấu đáo lý nhân quả là giác ngộ lý nhân quả.

b) Giác ngộ lý luân hồi

Luân

hồi là sự vận hành luân chuyển. Trong bầu vũ trụ chúng ta hiện sống đây,

luôn luôn vận hành luân chuyển. Quả địa cầu xoay tròn mãi mãi, sáng tối rồi sáng tối.
Nhân đó lập thời gian: ngày, tháng, năm, xuân, hạ, thu, đông. Thế rồi xuân hạ thu đông
lại xuân hạ thu đông... Đấy là hiện trạng luân hồi của không gian và thời gian. Cho đến
mọi sanh vật sinh sống trên quả địa cầu, vừa có sự sống là có vận hành lưu chuyển, ở
bên trong mọi vật đều có sự vận hành luân chuyển không ngừng. Dừng đứng lại là mất
sự sống. Như nơi con người máu từ quả tim chạy ra các huyết quản, từ các huyết quản
trở về quả tim, sự vận hành ấy không có khi dừng, vừa dừng lại là chết. Các sanh vật
khác cũng thế. Cho nên luân hồi, là một thực thể của vũ trụ và chúng sanh. Phủ nhận lý
luân hồi là phủ nhận sự sống, phủ nhận sự biến thiên của thời gian và không gian.
Thừa nhận lý luân hồi, chúng ta phải thừa nhận hai yếu tố then chốt của nó là
vận hành và bất tận. Vì mọi hiện tượng trên nhân gian này luôn luôn vận hành thăng
trầm mà bất tận. Sự vật tùy duyên đổi thay, song bản chất của nó không mất. Ví như
nước, tùy duyên nóng hay lạnh hình thái của nó bị đổi thay. Từ một thể lỏng, gặp
duyên sóng nước biến thành thể hơi, gặp duyên lạnh cô đọng lại thành thể cứng. Mọi
sự biến thể của nước đều là tùy duyên. Có khi nó nhẹ bàng bạc trong hư không, có khi
đọng lại thành khối cứng như đá. Tuy hình thái đổi luôn luôn, mà bản chất nước vẫn
không mất. Nếu ai thấy nước không còn ở thể lỏng, bảo mất là khờ. Hoặc thấy tan
không còn ở thể cứng, bảo hết là dại. Người khôn ngoan biết sự tùy duyên biến thái
của nước, muốn nó là hơi dùng duyên nóng, muốn nó thành khối dùng duyên lạnh. Thế
là tùy duyên ứng dụng một cách linh động. Đó là chỗ sử dụng của các nhà khoa học
hiện nay.

Cũng thế, sang lãnh vực con người, biết sự luân hồi tùy nghiệp duyên, người tu

hành khéo tạo nghiệp lành duyên tốt, để sự vận chuyển đúng theo sở nguyện của mình.
Sử dụng nghiệp duyên theo nguyện vọng sở thích của mình, là người thông suốt lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.