BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 58

Đức Phật chứng kiến lẽ ấy, nên Ngài nói pháp Tứ đế. Tất cả là khổ, vì nó là

tướng vô thường biến hoại. KHỔ là một lẽ thật nên nói là Khổ đế. Nơi con người sanh
khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ. Đây là tướng vô thường biến hoại của con người. Dù
là người ở ngôi vị nào cũng phải chung chịu bốn tướng ấy. Thế nên khổ đế là luật
chung của nhân loại, không riêng bởi một cá nhân nào. Chẳng những thế mà còn, Ái
biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tắng hội khổ, và Ngũ ấm xí thạnh khổ. Nghĩa là
ngoài cái khổ biến hoại của bản thân, còn những cái khổ tình cảm bất như ý. Người
thương yêu mà phải xa lìa, khiến cho lòng dạ tan nát. Những điều mơ ước mong cầu
mà không toại nguyện, quả là một tuyệt vọng, một bất mãn tột cùng. Kẻ oán ghét mà
phải sống chung cùng, thật là sự bực bội khó tả. Tổng quát ngay nơi thân năm ấm này
là một khối chung hợp toàn những thứ biến hoại đau khổ. Kể cả những thứ khổ nhỏ
nhiệm thì có đến tám vạn bốn ngàn khổ.

Sự khổ này không phải ngẫu nhiên mà có chính nó phát xuất từ nguyên nhân: si,

tham, sân, mạn, nghi, ác kiến. Nếu kể chi ly có đến tám vạn bốn ngàn thứ trần lao
phiền não. Các thứ đó gọi chung là Tập đế. Do si mê không biết thân tâm như thật nên
khởi tham ái thân tâm. Bởi tham ái thân tâm nên mong cầu mọi sự khoái lạc, gặp sự
chống đối liền khởi tức giận. Do ái ngã nên khinh khi lấn lướt người. Bởi si mê nên
nghi ngờ lẽ thật và khởi kiến chấp tà ác. Tụ hợp những nguyên nhân mê lầm tạm bợ
này làm ngã, quả thật là nhân của khổ, nên gọi là Tập đế, hay Khổ tập.
Muốn cho quả khổ tan hoại, không gì hơn đập thẳng nơi tập nhân. Tập nhân đã
tiêu diệt gọi là Diệt đế hay Khổ diệt. Bởi tập nhân là mầm si mê biến hoại, nên khi diệt
sạch chúng thì, trí tuệ phát sanh, nhân sanh diệt cũng bặt dứt. Thế là chứng tứ quả
Thanh văn được tịch diệt Niết-bàn.
Song

muốn phá hoại tập nhân cần phải có phương tiện. Phương tiện này là ba

mươi bảy Phẩm trợ đạo: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực,
Thất giác chi, Bát chánh đạo. Mỗi pháp như Tứ niệm xứ... ứng dụng triệt để cũng có
thể tiêu diệt được tập nhân, không nhất thiết phải tu đủ ba mươi bảy phẩm. Những
pháp này quả có công hiệu tiêu diệt tập nhân, nên gọi là Đạo đế hay Khổ đạo. Chữ đạo
có nghĩa là phương pháp, ba mươi bảy phẩm này là những phương pháp diệt sạch tập
nhân đau khổ.
Trong

bốn đế này đứng về mặt nhân quả mà nói: Khổ đế là quả, Tập đế là nhân

của dòng luân hồi sanh tử. Diệt đế là quả, Đạo đế là nhân của dòng giải thoát sanh tử.
Thế nên còn có Tập đế quyết định phải có Khổ đế, biết dụng tu Đạo đế đúng pháp,
nhất định sẽ đạt được Diệt đế. Thế là hai con đường luân hồi đau khổ và tịch diệt Niết-
bàn đã trưng bày trước mắt chúng ta, tùy ý chọn lấy mà đi. Đây là một lẽ thật không
thể sai chạy, cho nên Tôn giả A-nan trình lên Phật khi Ngài sắp niết-bàn: “Mặt trời có
thể lạnh, mặt trăng có thể nóng, pháp Tứ đế Phật nói vẫn không thay đổi!”

IV.- GIÁC NGỘ LÝ NHÂN DUYÊN ỨNG DỤNG TU DUYÊN GIÁC

THỪA

a) Giác ngộ lý duyên sanh vô ngã

Vạn vật có hình tướng đều do duyên hợp. Không có một vật tự thân là một vật,

mà phải do chung hợp nhiều dữ kiện mới hình thành. Cái bàn không tự là cái bàn, mà
phải có gỗ, có đinh, ông thợ mộc và dụng cụ mới tạo thành cái bàn. Cái cây không tự
là cái cây, mà phải có hạt giống, có phân, có đất, có nước, có ánh nắng và người săn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.