BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 64

thể chư Tăng, đến ngày rằm tháng bảy tức là ngày Tự tứ. Ngày mà toàn thể đều ra giữa
đại chúng phát lồ và cầu xin chư Tăng thấy, nghe, nghi những lỗi gì của mình đem ra
chỉ dạy cho, để mình hứa nguyện sửa đổi. Đó là ngày đức Phật vui mừng nhất.

Bởi trông thấy đoàn thể đệ tử của mình biết tiến bộ và biết tỉnh giác, nên Phật

hoan hỉ. Nếu không làm đúng như vậy, đức Phật không vui. Ngày đó là ngày được đức
Phật khuyến khích cúng dường. Vì sao? Vì là ngày chư Tăng có tinh thần cao cả gan
dạ nhận lỗi mình, và những lời phê bình chỉ trích của chung quanh, hứa sửa đổi. Thật
đó là ngày quí giá đáng khen. Cho nên Phật nói chính ngày này mới là ngày toàn thể
Phật tử cúng dường cầu nguyện có thể được như ý. Nếu chư Tăng không làm được như
vậy thì cầu nguyện chưa chắc được như ý. Tại sao? Vì người biết tỉnh giác là người có
ý chí cầu tiến thì đối với việc làm của họ có thể việc gì cũng xong. Đối với sự giúp đỡ
người thì việc giúp đỡ nào cũng thành tựu. Bởi vì lúc nào họ cũng tỉnh giác và lúc nào
cũng cầu tiến, người như vậy mới đạt được cái gì họ mong muốn. Và muốn lợi ích cho
người mới thành tựu viên mãn. Cho nên đức Phật nói chỉ có ngày Tự tứ cầu nguyện
mới được như ý. Thành thử đức Phật khuyến khích, Phật tử thể theo tinh thần tự tứ mà
thực hiện lễ cầu nguyện. Nhưng thật ra nhằm khuyến khích chư Tăng nhiều hơn,
khuyến khích tinh thần phát lồ và tinh thần tự tứ.
Nhưng gần đây chúng ta đi ngược một chút với tinh thần tự tứ của chư Tăng. Tỷ
dụ như một chùa có một hai cô ni, một hai ông thầy, không an cư, không tự tứ mà cũng
tổ chức lễ Vu-lan long trọng, nói rằng cúng dường ngày Vu-lan là có phước, nào là
giải đảo huyền, nào là xá tội vong nhân v.v... Mà khi đó quí vị chưa áp dụng đúng tinh
thần tự tứ. Họ không sống với tính cách đoàn thể, không sống đúng với tinh thần Phật
muốn dạy, mà họ hô hào như vậy thì quí vị thấy có hợp lý hay không? Vì vậy chúng ta
phải thấy rõ người tu theo đạo Phật là đi trên con đường giác ngộ. Một việc nào cũng
làm đúng theo tinh thần giác ngộ. Ngày tự tứ là ngày tự giác của mọi người. Sau khi
xét lại cái sai lầm, cái sái quấy của mình trong ba tháng để mình phát lồ sám hối và
đồng thời nhờ chung quanh, những người có tinh thần cương trực, chỉ những lỗi lầm
sơ sót của mình. Như vậy sự tiến bộ của mình càng ngày càng vươn lên. Tinh thần giác
ngộ như vậy mới là tinh thần giác ngộ mạnh mẽ sáng suốt.

Đó là tôi nói thẳng cho quí vị thấy tinh thần tự tứ của ngày rằm tháng bảy. Vì

vậy ngày rằm tháng bảy này mới nên làm lễ Vu-lan, tức là Phật tử mới nên cúng
dường để theo sở nguyện của mình. Cái sở nguyện được hay không được, đó là vấn đề
khác. Nhưng điều đáng chú ý hơn hết là đức Phật đặt trọng vấn đề tự tứ của chư Tăng,
mới là ngày quan trọng.
Quí

vị nhớ trong kinh Vu-lan, chuyện bà Thanh Đề, nhờ ngài Mục-kiền-liên

cúng dường chư Tăng ngày rằm tháng bảy mới thoát được nghiệp ngạ quỉ mà sanh lên
cung trời Thiên Hoa Quang. Như vậy tinh thần cầu nguyện đó ảnh hưởng thế nào với
người có tội lỗi? Chỗ này tôi nói thêm cho quí vị thấy tinh thần đạo Phật. Chính những
việc làm đó không nằm trong các mê tín mà nằm trong tự giác, tại sao vậy?
Trước tôi xin kể những chuyện khác, dù chuyện này có tính cách ngụ ngôn,
nhưng để quí vị thấy tinh thần của đạo Phật. Như đức Phật kể lại tiền thân của Ngài:
“Thuở nọ Ngài là một đứa con bất hiếu. Khi Ngài chết rồi vào địa ngục. Ngay trong
ngục tối, Ngài thấy ở đàng xa một đóm lửa sáng rực đi đến dần dần tới Ngài. Tới gần
Ngài nhìn rõ ra là người đang bị một vòng lửa cháy đỏ rực trên đầu. Người đó la rên
thảm thiết. Khi tới gần, Ngài hỏi: Anh ơi, anh làm tội gì mà chịu khổ lắm vậy? Chàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.