đó nói: Không giấu gì ông, thuở xưa tôi ở nhân gian, vì bất hiếu với cha mẹ, nên giờ
đây tôi mới khổ như thế này.
Ngài
hỏi: Tới bao giờ anh mới hết tội đó?
Chàng
kia
đáp: Chừng nào ở nhân gian có người nào bất hiếu như tôi, đến thế
cho tôi, thì tôi mới hết.
Vừa nói thì vòng lửa bên đầu anh kia chụp qua đầu của Ngài. Ngài bị đốt cháy
đỏ rực, đau khổ quá Ngài rên la thảm thiết. Khi tỉnh lại, Ngài hỏi: Đầu tôi bị vòng lửa
đốt cháy như thế này, thưa anh chừng nào mới hết, mới khỏi cái khổ này? Anh kia nói:
Chừng nào có người ở trên nhân gian bất hiếu như ông, xuống thế cho ông thì ông mới
hết.
Khi
đó Ngài liền nhớ cái khổ bị đốt như thế này đau đớn vô ngần, nếu có người
chịu khổ như mình thì tội nghiệp họ quá, chi bằng để một mình mình chịu khổ thôi.
Cho nên lúc đó Ngài liền phát nguyện: ‘Nguyện tất cả người trên thế gian, từ đây về
sau đừng có ai bất hiếu như tôi, để một mình tôi chịu cái khổ này suốt đời suốt kiếp.’
Ngài vừa nguyện xong, bất thần vòng lửa bay đâu mất. Ngài thấy Ngài sanh lại ở chỗ
khác tốt đẹp, không còn vòng lửa nữa.”
Qua câu chuyện đó tuy có tính cách ngụ ngôn nhưng cho chúng ta thấy rõ một
khi phát tâm từ bi rộng lớn, phát tâm đạo đức, thì bao nhiêu cái khổ cái xấu tan đi.
Ngài
kể thêm một câu chuyện nữa: “Một thuở nọ Ngài cũng là một người đi săn
bắn tàn bạo. Ngài chết và rơi vào địa ngục. Khi đó quỉ sứ bắt Ngài kéo trên một chiếc
xe cồng kềnh, phía sau có người cầm roi đánh. Ngài kéo nặng nề quá. Kéo qua chỗ tra
tấn người, Ngài thấy những người khác bị đánh đập hành hạ đau khổ rên siết quá đỗi.
Ngài động lòng thương nguyện rằng: ‘Tôi xin thế tất cả cái đau khổ của những người ở
trong đây! Tất cả cái khổ của những người đang chịu, xin để cho mình tôi chịu.’ Ngài
vừa phát nguyện như vậy thì tự thấy Ngài không còn ở địa ngục nữa.”
Qua hai câu chuyện trên đó, chúng ta thấy bà Thanh Đề, sở dĩ ra khỏi vòng ngạ
quỉ không phải chư Tăng có tài xuống đó dẫn bà lên. Không phải có một ông Diêm
vương hay ông chúa ngục nào mở thả bà, ân xá cho bà. Cũng không phải ông Phật trên
đài sen xuống cứu bà, mà chính vì tinh thần sáng suốt và ý chí mạnh mẽ cầu tiến của
chư Tăng đồng chung một tâm niệm hướng về bà, mong bà cải đổi tâm niệm xấu xa.
Do sự giao cảm đó mà bà tỉnh giác, chính bà tỉnh giác biết được tội lỗi của bà, nên bà
hối hận chừa bỏ. Do đó bà thoát khỏi cái khổ ngạ quỉ. Thoát khỏi là do tâm hối cải tỉnh
giác chớ không phải do sức bên ngoài bắt mình hay thả mình. Đó là sự thật do tinh
thần tỉnh giác của con người mà ra. Chỗ đó đối với quí vị hơi lạ, nhưng sự thật là thế.
Chúng ta thấy rằng tất cả cái khổ là gốc ở mê lầm. Mê lầm nên mới có hiểu sai
quấy tự mình thấy mình khổ. Thí dụ chúng ta gặp một người mà mình có ác cảm, thấy
mặt họ mình vui hay buồn? Người mà mình có ác cảm thấy mặt họ là mặt đổi sắc, cảm
thấy buồn cảm thấy khổ, khi phải đối đầu với họ. Nếu khi đó mình dẹp phiền não, có
tâm niệm sáng suốt hơn, và tự hỏi tại sao mình xấu như vậy? Tại sao mình có ác cảm
với người ta? Người ta cũng tốt, tại sao mình có niệm xấu với họ. Tự hỏi như vậy là
mình có thể vui cười cùng họ và không còn bực bội khó chịu nữa. Quan niệm bực bội
khó chịu đó là bởi mình cố chấp, mình ghen ghét, mình xấu xa đối với mọi người. Gặp
họ thấy họ là mình cảm như có cái gì bực bội, rồi tự mình chuốc khổ. Hết khổ không
phải Phật cứu mình mà chính là nhờ mình đổi được quan niệm của mình.