BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 67

Lễ Vu-lan, tinh thần giác ngộ là thế đó, không phải ỷ vào sức cầu nguyện mà

không tự giác. Đức Phật chọn ngày tự tứ để khuyên Phật tử làm lễ Vu-lan là do ý nghĩa
này.
Giờ đây chúng tôi nói tới giác ngộ. Có phải giác ngộ ở chừng này thôi hay còn
phải giác ngộ thế nào nữa? Ở đây chúng tôi cũng lược nêu lên qua một ít điểm giác
ngộ để quí vị thấy. Với tinh thần Vu-lan giác ngộ của những người biết tự giác và biết
cầu tiến. Ở trong phạm vi phàm phu còn là phàm Tăng chúng ta phải mong giác ngộ và
cầu tiến như thế.
Tiến dần lên những bậc Thánh tăng thì sự giác ngộ thế nào? Đây tôi kể trong
đạo Phật có những vị Thánh tăng chứng quả Thanh văn, Duyên giác hay là Bích-chi
Phật đến Bồ-tát v.v... Những vị giác ngộ đó như thế nào? Những hàng Thanh văn sau
khi nghe Phật nói pháp Tứ đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế, các vị nhận đúng
như thật, đúng tinh thần giác ngộ. Nhận rõ ràng không nghi ngờ gọi là chứng đạo hay
thấy đạo. Khi thấy đạo, chứng đạo rồi bước vào hàng Tu-đà-hoàn lần đến A-la-hán.
Như vậy chỗ giác ngộ đó như thế nào? Thí dụ như nghe đức Phật nói: “tất cả thế gian
là khổ” chư Tỳ-kheo thấy như thế nào? Biết lời Phật đúng hay là không đúng? Phần
nhiều vị nói thế gian là khổ, cứ nghĩ khổ là đói khổ, là lạnh khổ là đau ốm v.v... Cho
những điều khổ đó là khổ của Phật nói. Sự thật đức Phật nói thế gian khổ, là vô
thường. Tại sao vô thường là gốc của khổ? Bởi vì thông thường kể nào Tứ khổ, nào
Bát khổ. Tứ khổ là sanh lão bệnh tử. Bát khổ là Tứ khổ thêm cầu bất đắc khổ, ái biệt ly
khổ, oán tắng hội khổ, và ngũ ấm xí thạnh khổ. Như vậy cái khổ đó ở trong qui luật vô
thường. Người ta ai không nghĩ rằng mình sanh ra lớn lên, trong khi tuổi trẻ còn khỏe
mạnh sung túc, ít năm thấy mình già mặt nhăn má cóp. Lúc đó có buồn hay không?
Răng lung lay nhai không biết ngon, mắt mờ thấy không xa không rõ. Tất cả những
hiện tượng đó đều là hiện tượng khiến mình không được vui. Không được vui tức là
khổ, là bất như ý. Thường thường cái khổ là cái bất như ý? Ý mình không muốn bị mắt
mờ tai điếc, răng rụng, má cóp, mà tất cả cái đó nó tới, mình có vui hay không? Đó là
bất như ý, mà bất như ý là khổ. Cái khổ đó là gì? - Là vô thường. Mình đang mạnh
khỏe, hoạt động tự do, tới lui tự tại, phát lên đau rên hì hì đi không được, hoạt động
không được, mình có khổ hay không? Đó là bất như ý, đó là khổ. Như vậy sanh già
bệnh chết đều là tướng trạng vô thường, đều là khổ. Cái khổ đó có người nào khỏi hay
không? Nếu nói khổ do đói rách thì đức Phật nói không phải chân lý, mà nói riêng cho
một nhóm người nào thôi, vì có người không đói không rách thì họ không khổ. Khổ là
nói chung cho toàn thể con người. Con người nào cũng nằm trong luật Vô thường. Mà
đã nằm trong vô thường thì bất như ý. Đã bất như ý thì khổ đau. Cái khổ đó nếu chúng
ta thấy tường tận tức là nhận chân được khổ đế. Nhận chân được khổ đế rồi, vậy khổ từ
đâu mà có? - Từ tập đế. Tập đế là gì? Đức Phật nói là tham sân si. Nếu nói rộng ra thì
mạn, nghi, ác kiến, tức là sáu thứ căn bản phiền não, nói rộng nữa thì tới mấy chục thứ
phiền não. Tóm lại tất cả phiền não gốc từ tham sân si mà ra.

Sở dĩ chúng ta thấy chúng ta già nên buồn, bất như ý là tại sao? Là tại chúng ta

có lòng tham muốn mình được trẻ mãi. Nếu chúng ta không có lòng tham muốn trẻ
hoài thì già đến có buồn không? Tóm lại trong ba cái tham sân si, si là gốc. Tại si mà
mình không thấy được vô thường, không nhận được lý vô thường nên mình mới tham
hoài, mới nghĩ tới sống mãi. Phải vậy không? Nghe đến cái chết là run lên, nghe đến
cái già thì buồn đi. Đó là tham. Nếu mình biết rõ được lý vô thường là mình phá được
cái si rồi. Trong cái vô thường mà nghĩ là thường, là si mê. Biết rõ lý vô thường mong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.