BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 68

cầu được trẻ mãi, tham được khỏi chết v.v... không còn nữa. Mà cái tham không còn
thì cái già chết còn không? Như vậy phá được cái si thì khổ theo đó mà hết.

Cái sân cũng vậy. Sở dĩ chúng ta thấy người khác mình ghét mà gặp mặt nhau

thì bực bội gọi là oán tắng hội khổ. Chúng ta nhận được lý vô thường rồi phải biết rằng
con người mình là vô thường mọi người cũng vô thường, thì giận nhau hờn nhau làm
gì? Tha thứ cho rồi, mình có sống đời đâu mà ôm ấp giận hờn. Tha thứ được thì mình
hết khổ, cho nên nhận chân được lý vô thường thì tâm sân dịu xuống. Dịu xuống thì
bớt khổ. Như vậy tham sân si là gốc của khổ là Tập đế. Khổ là quả, tham sân si là
nhân. Tham sân si giảm thì khổ quả theo đó mà giảm bớt. Quí vị thấy chúng ta tỉnh
giác hay là chúng ta giác ngộ được nhân khổ thì cái quả khổ theo đó mà hết. Sở dĩ
chúng ta khổ là vì chúng ta tham danh, tham lợi, tham đủ thứ. Cho nên mất một cái thì
chúng ta khổ một cái, mất nhiều cái thì chúng ta khổ nhiều cái. Chúng ta tham nên
muốn cái gì cũng gom về mình cho nhiều. Mất là đau khổ liền. Như vậy khổ là tự lòng
tham. Nếu chúng ta biết tất cả chúng ta đều là vô thường, đã là vô thường thì phải làm
sao? - Không nên ôm ấp. Đã là vô thường thì phải chia sớt nhau. Vô thường mà ôm
giữ, điều đó không phải là vô thường. Phải vậy không? Nếu biết được lý vô thường thì
chúng ta phải san sẻ phải chia sớt. Như vậy là chúng ta dứt lòng tham, tức hết khổ.
Chúng ta làm bể cái chén, buồn hai ba ngày. Bởi tại chúng ta tưởng cái chén là còn
hoài, nên lỡ bể chúng ta buồn. Nếu biết đó là vô thường lỡ bể rồi thì thôi. Dè dặt mai
đừng cho cho bể nữa. Cái khác cũng thế. Biết được lý vô thường nên chúng ta không
ôm ấp, không gìn giữ riêng cho bản thân mình. Thân mình là vô thường sự vật cũng vô
thường, tại sao mình cứ gom góp? Tại sao mình cứ giữ gìn? Khi gom góp gìn giữ đó là
thỏa mãn lòng tham. Khi biết được vô thường thì đâu còn tham nữa. Hết tham là mình
hết khổ. Chính vì ngộ được lý vô thường, theo đó khổ sẽ giảm. Vì vậy nên các vị A-la-
hán không còn khổ nữa. Còn mình chưa biết được lý vô thường nên mới khổ. Nhưng
có nhiều người nói: “Nói như thầy cái gì cũng vô thường hết thì ai muốn làm gì nữa.”
Như vậy là lầm ý của Phật. Đức Phật nói vô thường để mà tiến bộ chớ không phải vô
thường để mà buông tay.
Quí

vị nhớ bài kinh nhật tụng hằng ngày ở chùa, tụng kinh Di-đà rồi chúng ta

tụng thêm:

Thị nhật dĩ quá

Mạng diệc tùy giảm

Như thiểu thủy ngư

Tư hữu hà lạc

Đại chúng đường cần tinh tiến

Như cứu đầu nhiên

Đản niệm vô thường

Thận vật phóng dật.

Nghĩa là: Ngày nay đã qua, mạng sống theo đó mòn đi, như cá cạn nước, còn có
gì vui? Thế nên, toàn thể đại chúng gắng mà tinh tấn. Như cứu lửa cháy đầu, chỉ nhớ
vô thường, dè dặt chớ buông lung.
Hiểu được lý vô thường rồi phải nỗ lực việc đáng làm phải làm liền đừng chần
chờ. Thấy người ta khổ, đói rách mình có thể giúp được, không nên nói để mai mốt sẽ
giúp. Điều đó không phải là hiểu lý vô thường rồi. Biết được lý vô thường cái đáng
làm phải làm ngay. Mai mốt biết mình còn hay không? Việc phải làm là làm liền. Giúp
được cái là phải giúp liền. Tu được là cố gắng tu liền chớ đừng chờ tới mai tới mốt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.