BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 66

Đến đây tôi kể một câu chuyện trong Thiền tông. Vị Tổ thứ tư Thiền tông là Tổ

Đạo Tín, lúc còn làm Sa-di khi gặp Tổ Tăng Xán (Tổ thứ ba ở Trung Hoa), Ngài thưa:
Bạch Hòa thượng dạy cho con phương pháp giải thoát.

Tổ nhìn sững vào mặt hỏi: Ai trói buộc chú?

Ngài quýnh lên không biết ai trói buộc mình. Nhìn lại mình một hồi, Ngài thưa:

Bạch Hòa thượng không ai trói buộc con hết.

Tổ bảo: Như vậy cầu giải thoát làm gì?

Ngài

liền tỉnh ngộ.

mình

đeo một quan niệm đen tối nên cảm thấy mình xấu xa đau khổ. Giờ

đây mình xem cái xấu xa đau khổ đó nó có từ đâu? Khi tìm lại thì quan niệm xấu xa
đau khổ không còn nữa. Nhìn thẳng nó thì không thấy có, lúc đó liền hết khổ. Hết khổ
ngay trong cái mình nhìn thẳng lại nó, mình trông không thấy nó. Như vậy để thấy rõ
cái khổ hay không khổ gốc ở mê lầm hay giác ngộ. Cho nên người giác ngộ là người
thoát khổ, người mê lầm là người đau khổ.

Đó là then chốt của đạo Phật. Đạo Phật cứu khổ không có nghĩa là cứu người

này ở trong địa ngục đem bỏ trên trời. Hay là đem người này ở trong ngạ quỉ đưa lên
một cõi nào khác. Cứu khổ chính là chỉ dạy cho người ta giác ngộ. Mà giác ngộ rồi
liền đó được giải thoát.

Tôi thí dụ một cách cụ thể hơn. Thí dụ có người bị bệnh ghiền á phiện. Khi họ

bị ghiền mà không có tiền để mua á phiện, họ phải ụa mửa đủ thứ hết. Hôm nào đây họ
tỉnh giác, họ thấy cái ghiền á phiện này là tai họa lớn. Thấy mình bị hao mòn khí lực,
tài sản tiêu hao, làm mọi người lo sợ v.v... bây giờ nhất định cương quyết bỏ, không
ghiền nữa. Khi họ giác ngộ, biết được tai họa của nó, cương quyết bỏ, thì từ đó về sau
họ sẽ thắng được bệnh ghiền. Thắng được bệnh ghiền là họ hết khổ. Mà hết khổ đó là
do ai? Do họ tự giác. Phải vậy không? Họ biết được cái dở, cả quyết chừa thì họ hết
khổ. Nếu họ không biết cái đó dở, không biết cái đó là tai họa thì họ cứ đi sâu, đi sâu
mãi không bao giờ ra khỏi khổ. Cho nên có giác ngộ mới được giải thoát. Có giác ngộ
mới hết khổ. Đó là sự thật mà lâu nay chúng ta ít có quan niệm rõ. Chúng ta cứ tưởng
rằng đi đến chùa cầu cúng rồi Phật làm cho mình hết khổ. Đó là cái hiểu lệch lạc của
chúng ta. Tinh thần Phật tử đi chùa phải là tinh thần cầu học đạo để thấy phương pháp
tu hành, để mình được giác ngộ. Mà giác ngộ chính là tự mình cứu khổ cho mình, chớ
không phải ai cứu khổ cho mình được. Vì vậy đức Phật đã từng nói: “Ta không có
quyền ban ơn giáng họa cho ai.” Nếu Ngài có quyền ban ơn giáng họa cho người thì
Ngài thành thần linh mất rồi, không phải là Phật nữa. Chính Ngài dạy phương pháp
giác ngộ, tự chúng ta bỏ đi cái mê lầm, cái sái quấy của mình. Đó là cứu khổ, là điều
căn bản của đạo Phật.

Hôm nay là ngày lễ Vu-lan, chúng ta phải biết rõ tinh thần Vu-lan. Đó là tinh

thần tự giác và cầu tiến. Tự giác bằng cách nhìn thẳng lại những cái sái quấy, những
lỗi lầm của mình. Can đảm ra trước quần chúng để xin phát lồ sám hối. Cầu tiến bằng
cách mong mọi người chung quanh nhìn thấy cái sơ sót lỗi lầm của mình, chỉ bảo cho
mình chừa cải. Đó mới đúng là tinh thần Vu-lan. Đúng tinh thần đó thì việc làm nào
cũng thành tựu như ý. Do đó trong đạo Phật, thường nói ngày tự tứ là ngày có công
đức lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.