BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 71

Như chỗ không này có ánh sáng xuyên qua thì chúng ta sẽ thấy bao nhiêu là bụi bặm
lăng xăng ở giữa này. Như vậy nó đâu phải là không. Nó chỉ không là không tướng
trạng thô kệch mà có những tướng vi tế trong đó, chớ không phải là không hẳn. Chúng
ta cứ cực đoan cho đây là không hẳn hay có hẳn, thành ra không nhìn tường tận các
pháp ở đời.
Người hiểu đạo thấy trong cái có đã lồng cái không, trong cái không đã lẫn cái
có. Thấy như vậy, các Ngài thấy không còn có hai riêng rẽ, không còn có hai đối đãi.
Còn thấy hai đối đãi là chưa phải thấy cái thật. Nếu tới chỗ thật là không có hai. Mà
nói như vậy thì ai cũng không chấp nhận hết. Tại sao vậy? - Bởi vì tới giác ngộ cứu
kính thì không hai mà còn có hai thì chưa phải giác ngộ cứu kính. Nhưng mà làm sao
quí vị thấy không hai cho được. Vì thế gian này là thế gian đối đãi. Thật ra nếu quí vị
xét cho tường tận, thật tình còn đối đãi thì chưa phải cứu kính. Tại sao? Bởi vì cái thể
cứu kính nó không hai. Cũng như Phật và chúng ta. Chúng ta thấy Phật là giác ngộ còn
chúng ta là mê lầm. Phật và chúng ta là một hay hai. Nếu chúng ta thấy Phật và chúng
ta là một hay là hai thì không biết ai trúng ai trật. Thông thường nói nếu không là hai
thì là một chớ gì?

thể tôi đi từ từ cho quí vị thấy. Chúng ta thấy đức Phật với chúng ta là hai, vì

Phật là giác mà chúng ta là mê, cho nên là hai. Nhưng mà chúng ta mê là mê cái gì?
Phật giác là giác cái gì chứ? Chính cái đó mới là quan trọng. Tôi thí dụ bây giờ đem
vàng làm ra chiếc vòng tay, và chiếc cà rá. Đây là chiếc vòng, đây là chiếc cà rá, như
vậy quí vị thấy hai hay là một? Đương nhiên là hai rồi, vòng khác cà rá khác. Đó là ta
nhìn trên giả tướng của hai món đó. Nếu nói về thể, hai món đó là một hay là hai? - Là
một. Như vậy trên hai cái, thể cà rá và vòng cũng là vàng thôi. Vàng có một có hai
không? Vàng là vàng nó không có một hai. Có một hai là lập ra để đối đãi chiếc cà rá
là một chiếc vòng là hai, chớ vàng là vàng không có một, hai. Thành ra một hai là đối
đãi trên giả tướng của hai món đồ thôi. Còn cái thể của món đồ là vàng không nói một
hai. Nói một hai là nói cái giả tướng. Cho nên còn có một hai là còn trong đối đãi. Vì
vậy mà có vị Tăng hỏi vị Thiền sư: “Phật và chúng sanh là một hay là hai?” Ngài trả
lời:

Duy dư nhất đoá tại

Minh

nhật khủng tùy phong.

Dịch:

Chỉ còn thừa một đóa

Ngày mai ngại gió rơi.

Ngài không nói hai hay một mà nói bây giờ tôi chỉ thấy còn thừa một đóa hoa,

ngày mai e gió cũng rụng luôn. Như vậy giai đoạn đầu thấy Phật và chúng sanh là hai,
nhưng bước vào giai đoạn kế thấy Phật và chúng sanh không là hai nữa, nên gọi là
một. Mà cái một đó tạm thời thôi, chớ cái một đó không phải là cứu kính. Vì cái một
đó tạm đặt với cái hai, đến cứu kính một cũng không còn. Cho nên bây giờ tạm thấy
còn một đóa hoa, ngày mai gió thổi, nó cũng rơi luôn không còn nữa. Còn nói một là
nói tạm chớ nó không thật. Còn nói một là đối với hai. Tới chỗ cứu kính thì cái hai
không còn nữa. Nói như vậy cho quí vị thấy chỗ giác ngộ đó cần phải thấy như thế.
Cho nên Thiền tông kể rằng sau khi ngộ đạo, đức Phật nói như trong kinh Hoa Nghiêm
chép: “Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai,
vì bị vọng tưởng mê lầm che lấp không thấy, không hiểu không biết.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.