BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 72

Ngài

thấy rõ chúng sanh ai cũng đều có trí tuệ đức tướng Phật hết. Như vậy

thành Phật là thành cái chúng sanh sẵn có. Ngộ đạo là ngộ cái sẵn có ở chúng sanh, và
chúng sanh mê là mê cái sẵn có mà quên đi. Cái mình sẵn có mà quên đi gọi là mê.
Thành Phật không có gì lạ, là nhận được cái sẵn có của chính mình. Vì vậy có một vị
Thiền sư ở trong hội ngài Qui Tông, nửa đêm la: “Tôi ngộ rồi, tôi ngộ rồi.” Trong đại
chúng ai cũng lấy làm lạ không biết ông ấy ngộ cái gì? Sáng hôm sau ngài Qui Tông
lên pháp tòa hỏi: “Vị Tăng hồi hôm nói ngộ rồi ra đây xem.” Vị Tăng bước ra. Ngài
hỏi: “Ông thấy cái gì mà nói ngộ?” Ông ấy trả lời bằng câu: “Sư cô thị nữ nhân tác.”
Nghĩa là: Sư cô vốn là người nữ làm ra chớ không có gì lạ hết. Ngài Qui Tông gật đầu
nói: Chính ông ngộ.
Như vậy ngộ là cái gì? Thường thường chúng ta tưởng ngộ là ngộ cái gì ở bên
trời kia, chớ không ngờ chính ngộ là ngộ cái sẵn có của mình. Mình cứ nói thành Phật
là có hào quang rực rỡ hay có gì lạ. Những cái đó phải có mới là Phật, không ngờ
thành Phật là SỐNG LẠI VỚI CÁI SẴN CÓ CỦA CHÍNH MÌNH. Cái sẵn có của
chính mình, nếu mình sống được với chính nó, mình trở về với chính nó, đó gọi là giác
ngộ thành Phật. Tại sao vậy? Vì cái mình có mà mình bỏ quên gọi là mê, giờ đây mình
biết được gọi là giác. Giác tức là ngộ. Người giác ngộ tức là Phật, chớ không có gì lạ
hết.
Như vậy nói ni cô tưởng đâu cái gì xa lạ linh thiêng cao cả, nhưng sự thật ni cô
vốn là một cô gái. Bây giờ cạo đầu mặc áo thành sư cô chớ có gì lạ đâu? Nói Phật,
tưởng Phật ở đâu và có gì lạ đời, không ngờ cũng chính là cái sẵn có của mình chớ
không phải đâu lạ. Cho nên một vị khác, sau khi ngộ đạo cũng làm bài thơ, câu chót
ông nói rằng: Lý Bạch nguyên lai thị tú tài. Tức là ông Lý Thái Bạch, nhà thơ ai nghe
nói cũng nể. Mà xét kỹ lại ông cũng chỉ là ông tú tài như bao nhiêu ông tú tài khác,
chớ không có gì lạ. Chính cái đó là để chỉ cho cái ngộ là ngộ cái sẵn có của mình. Vì
vậy đức Phật sau khi thành Phật, Ngài nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ
thành.” Bởi vì Ngài có cái đó, tất cả chúng sanh cũng có cái đó. Không phải Ngài ngộ
cái gì khác, mà ngộ ngay trong thân tứ đại ngũ uẩn này là cái thân vô thường sanh diệt,
có sẵn cái không sanh không diệt. Nhận được cái không sanh không diệt nơi mình gọi
đó là ngộ đạo, chớ không phải tìm cái gì xa xôi. Mà cái không sanh không diệt đó nơi
phàm phu cũng có. Cũng như sư cô có sẵn ở những cô cư sĩ đầu có tóc, chớ có gì lạ
đâu. Chỉ cần một khi nào đó thay đổi hình thức, đổi thay tâm niệm là thành sư cô chớ
gì? Như vậy không có gì xa lạ, mà mình tưởng cái đó ở đâu, từ phương trời nào đến.
Thế nên tinh thần giác ngộ của đạo Phật là giác ngộ ngay cái thực tế hiện tại. Vì vậy
người giác ngộ rồi thì không còn thấy hai. Đó mới là giác ngộ cứu kính.
Không

thấy hai cho nên không nghĩ rằng cõi mình đây là cõi Ta-bà khổ, còn cõi

Cực Lạc là cõi Phật A-di-đà an vui. Quí vị có nghĩ bỏ cõi này chạy qua bên kia vui hay
không? Nếu ngay trong cõi khổ, khéo biết thì mình được vui rồi. Mình mê thì tạo
nghiệp xấu xa là khổ. Ngay trong cái khổ mà biết chuyển hướng, biết thay đổi tâm
niệm, biết làm những điều lành điều phải, biết chia cơm xẻ áo với mọi người, biết sống
trong tình đoàn kết anh em, tự nhiên mình vui. Cái khổ là cũng tự mình tạo, tự mình có
những tham, tự mình có những sân, tự mình có những si, rồi mình đau khổ. Phải vậy
không? Nếu dẹp bỏ tham sân si rồi, ngay cõi này có phải là cực lạc hay chưa? Vậy có
nên tìm cực lạc bên kia hay không? Nếu chúng ta thấy bên kia là Cực Lạc, bên này là
Ta-bà, là còn thấy hai. Mà còn thấy hai là còn thấy đối đãi, chưa là lẽ thật. Vậy người
hiểu đạo đúng theo tinh thần Đại thừa là ngay ở trong các cảnh khổ, ngay trong cái chỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.