BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 79

góp công mình xây dựng quê hương tốt đẹp hơn”, đó là em tu. Thầy giáo, cô giáo nhọc
sức giảng dạy bài vở, em lắng nghe và cố học thuộc, vì thương sợ thầy cô buồn, đấy là
em biết tu. Bạn bè trong lớp có những trò học giỏi hơn em, em không ganh tỵ, trái lại
còn kính phục để bắt chước theo, ấy là tâm niệm người tu. Người tu là người biết phục
thiện, mỗi khi có lỗi lầm bị rầy, bị phạt, biết lỗi sửa ngay, không oán hờn trách móc.
Có những đứa học hành thua kém và thiếu phương tiện hơn em, em thương mến hướng
dẫn và giúp đỡ nó, là em khéo tu. Xã hội ngày mai sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn, chính
nhờ những mầm non biết tu.

TU TRONG CẢNH NGHÈO KHÓ

Chúng ta nghèo tiền nghèo của chớ đâu có nghèo ý nghĩ, lời nói, hành động.

Chuyển hóa ý nghĩ xấu thành tốt, lời nói dữ thành hiền, hành động ác thành thiện là tu.
Việc này đâu đòi có tiền có của, nhàn rỗi mới làm được. Chính trong cuộc sống vất vả
nghèo nàn của chúng ta cần thiết phải có nó. Như có người nghèo khó vất vả mà lòng
tốt, lời nói hiền hòa, hành động lương thiện, khiến mọi người thương mến giúp đỡ, nhờ
đó mọi khó khăn giảm bớt đi. Ngược lại, nếu ở trong cảnh khó khăn mà ý ngang
ngạnh, lời nói hung dữ, hành động bạo ngược, khiến ai nghe thấy cũng ghét cũng lánh
xa, nhờ điều gì họ cũng không giúp, thì khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, tâm
hồn trong sáng, lời nói hiền hòa, hành động thanh cao, dù chúng ta sống trong cảnh
nghèo vẫn thấy êm đềm hạnh phúc. Chồng biết nhường vợ, vợ biết kính chồng, con
hiếu thuận cha mẹ, cha mẹ thương yêu con cái, gọi là cuộc sống hạt muối cắn hai, thật
là lý tưởng biết bao.

TU TRONG CẢNH BỆNH HOẠN

Bình

thường người ta cho khi bệnh hoạn là chướng ngại tu hành, đây cũng là

quan niệm sai lầm về việc tu. Nếu thấy tụng kinh, tọa thiền mới là tu, khi bệnh hoạn
tụng kinh không nổi, tọa thiền không được, đó là chướng ngại tu. Song tu cốt ngăn
ngừa phiền não, chiến thắng vọng tưởng, dù có tụng kinh tọa thiền, không tụng kinh
tọa thiền đều tu được. Nếu có người bệnh nặng không đi đứng được, nằm một chỗ, khi
ấy nằm nhiếp tâm niệm Phật, niệm chí tử, chẳng buồn nghĩ đến ai, lo việc gì, chỉ một
bề niệm Phật thôi. Đây là tu đại tinh tấn theo pháp môn Tịnh độ, đâu có chướng ngại
gì. Hoặc có người bệnh, không niệm Phật mà thích quán chiếu, liền quán thân này thấy
nó là gốc khổ đau, là tướng vô thường, là hiện tượng nhớp nhúa, là không có chủ,
nương thân bệnh quán chiếu tường tận như vậy, thấy được tướng thật của thân, đây là
pháp trí tuệ sẽ gần với Niết-bàn, là tu thiền. Khổ nỗi, người Phật tử bình thường tinh
tấn tu hành, gặp lúc bệnh hoạn lại thối chuyển, sanh phiền não với con cháu, đây là
việc đáng tiếc. Khi mạnh chúng ta tu, để khi yếu bệnh có đủ đạo lực tiếp tục, vì lúc này
là lúc gần với tử thần, là phút chiến đấu cuối cùng, nếu ngang đây mà dừng, mà hướng
đi chiều khác, thật là một việc hoài công vô ích. Bởi vậy nên, Phật tử chúng ta phải
thấy khi bệnh là cơ hội tốt, dồn hết tâm lực vào sự tu, chuyên tâm không lơi niệm,
được vậy là gần với Phật, gần Niết-bàn, mới mong thoát khỏi khổ luân hồi muôn kiếp.

TU TRONG CẢNH TẠI GIA

một số Phật tử nghĩ rằng, ở tại gia phiền rộn khó tu, được xuất gia rảnh rang

tu hành mới giải thoát. Quan niệm này cũng không đúng. Nếu thấy tại gia là nhiều
việc, vào chùa chắc gì ít việc? Người xưa nói: “Ca-sa vị trước hiềm đa sự, trước dĩ ca-
sa sự cánh đa.” (Ca-sa chưa mặc than nhiều việc, được mặc ca-sa việc lại nhiều.) Câu
này thật là chua chát đối với người tu. Đây quả là sợ ông táo gặp ông lò, chạy ô mồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.