BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 80

mắc ô mả. Chúng ta đâu không nghe quí thầy trụ trì thường than: “Trụ trì làm dâu trăm
họ.” Thế là ít việc hay nhiều việc, phiền rộn hay rảnh rang. Yếu điểm tu hành là hiểu
đạo, vững lòng tin. Đủ hai điểm này, ở tại gia hay xuất gia đều tu được. Nếu không đủ
hai điểm này, dù ở chùa chưa chắc đã tu được. Chúng ta phải khéo linh động trong mọi
hoàn cảnh, đừng đòi hỏi phải cảnh thế ấy tu mới được. Sự đòi hỏi đó là cái cớ để
chúng ta không tu. Vì có những người không thể tạo được hoàn cảnh như ý. Có những
Phật tử nam cũng như nữ, con cái đầy đàn đầy đống mà cứ nằng nặc đòi xuất gia,
quăng đại cho người ở nhà làm sao thì làm. Nếu thỏa mãn nguyện vọng, vào chùa một
lúc, gặp khi gia đình thiếu thốn, con cái nheo nhóc, nóng lòng rồi gởi ca-sa cho chùa
trở về nhà. Đây là việc làm nông nổi.

CHỨNG MINH MỌI HOÀN CẢNH ĐỀU TU ĐƯỢC

Ngày

xưa, đời Đường ở Trung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn, vẫn làm cư

sĩ tại gia, mà tu đến được chỗ sanh tử tự tại. Trong giới học Phật từ trước đến nay vẫn
ngưỡng mộ công đức tu hành của gia đình ông. Như trong bài sám tu Tịnh độ đã đọc
buổi tối, có câu “in như thiền định họ Bàng thuở xưa...” Ông Bàng Long Uẩn trước
theo Nho học, sau nghiên cứu Phật thấy thích thú, ông tìm đến tham vấn các Thiền sư.
Ban đầu, ông đến hỏi Thiền sư Hy Thiên (Thạch Đầu): “Người không cùng muôn pháp
làm bạn là người gì?” Hy Thiên liền bụm miệng ông. Ngay đây ông được ngộ. Sau ông
đến tham vấn Mã Tổ (Đạo Nhất), cũng đem câu ấy ra hỏi. Mã Tổ bảo: “Ông hớp một
ngụm cạn hết sông Tây Giang, ta sẽ vì ông nói.” Ông càng tin sâu hơn.
Gia

đìng ông, hai ông bà và một con trai, một con gái. Ông cất nhà gần chân

núi, mỗi ngày chẻ tre đan sáo, cô con gái gánh ra chợ bán. Sống đạm bạc qua ngày để
tu hành. Một hôm, trong nhà cùng ngồi bàn việc đạo, ông nói: “Nan nan nan, thập tạ
du ma thọ thượng thang.” (Khó khó khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt.) Bà đáp: “Dị
dị dị, bách thảo thượng đầu Tổ sư ý.” (Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư.) Cô con gái
tên Linh Chiếu đáp: “Dã bất dị, dã bất nan, cơ lai khiết phạn, khốn lai thùy.” (Cũng
chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói đến thì ăn mệt ngủ khò.) Với cái nhìn của ông, thấy sự
tu hành thật khó khăn vô kể, giống như người trèo lên cây cao mà bị thoa dầu, trèo lên
tuột xuống, không có chỗ để bám. Trái lại, bà thấy việc tu rất dễ, vì nhìn ở đâu cũng
thấy ý Tổ sư tràn khắp. Cô Linh Chiếu dung hòa, không nói khó, không nói dễ, khó dễ
là hai bên, vượt qua hai bên (nhị kiến) tâm sẽ thanh tịnh thản nhiên, khi ấy chỉ đói đến
thì ăn, mệt đến thì ngủ. Câu nói của cô Linh Chiếu dễ bị người sau hiểu lầm, người ta
nghĩ rằng tu thiền là đói ăn mệt ngủ, rồi sống theo bản năng, thật là tai họa, chủ yếu cô
nói là, khi nào tâm ta không còn mắc kẹt hai bên, khó dễ, tốt xấu, hơn thua, hay dở...,
mới đến chỗ đói ăn mệt ngủ.

Lại, ông có làm bài kệ nói sự đoàn tụ của gia đình ông như sau:

Hữu nam bất thú

Hữu nữ bất giá

Đại gia đoàn biến đầu

Cộng thuyết vô sanh thoại.

Dịch:

Có con trai không cưới vợ

con

gái

không

gả chồng

Cả nhà cùng sum họp

Đồng bàn lời vô sanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.