BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 84

PHẬT NGỒI TRÊN ĐÀI SEN

Chúng

ta

đọc lịch sử Phật, ai cũng biết Bồ-tát đến cội bồ-đề trải cỏ làm tòa

ngồi, và thành đạo ngay dưới cội cây này. Hiện nay chúng ta thờ Phật đúng theo tài
liệu lịch sử, phải để Ngài ngồi trên tòa cỏ. Tại sao ngày nay chùa nào thờ Phật cũng
ngồi trên tòa sen? Đây là để biểu trưng con người của Ngài. Vì trước kia là ông hoàng,
Ngài cũng nhiễm ô ngũ dục, như mầm sen còn ở trong bùn. Khi Ngài vượt thành xuất
gia là mầm sen ra khỏi bùn, mà còn ở trong nước. Lúc Ngài ngồi tu ở dưới cội bồ-đề
và thành đạo là hoa sen ra khỏi nước nở tròn đầy hương thơm ngào ngạt. Hoa sen lại
tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người. Đã là mầm sen thì mầm sen nào cũng
có khả năng vươn lên khỏi bùn, khỏi nước và trổ hoa tươi thắm hương thơm ngạt ngào.
Đã là con người thì con người nào cũng có khả năng thoát khỏi dục lạc ô nhiễm, thức
tỉnh tu hành và đạt thành đạo quả. Phật quả không phải của riêng một người nào, mà
của chung tất cả ai có ý chí thoát trần, có quyết tâm đạt đạo. Vì vậy, Phật quả gọi là Vô
thượng giác, là giác ngộ không ai trên, song có người bằng; Phật cũng dùng hình ảnh
hoa sen để nhắc nhở Phật tử, ở giữa chốn ô nhiễm mà khéo vượt ra bằng trí tuệ sáng
ngời của mình.
Bài

kệ nói :

Như giữa đống rác nhớp. Quăng bỏ nơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở. Thơm sạch đẹp ý người.

Cũng vậy, giữa quần sanh. Uế, nhiễm, mù, phàm tục

Đệ tử bậc Chánh Giác. Sáng ngời với trí tuệ.

(Pháp

câu

58-59)

Hoa sen mọc chỗ nhớp nhúa mà thơm tho tươi đẹp, sống trong đời nhiễm nhơ

mù tối, người Phật tử chúng ta phải khéo dùng trí tuệ vượt ra để cứu mình, và cứu
người. Cái quí của hoa sen là sanh từ chốn bùn lầy mà tinh khiết, cái cao cả của người
tu là sống trong mọi dục lạc nhiễm ô mà vượt ra an toàn siêu thoát. Hoa hường, hoa
lan thơm hơn hoa sen, mà không được nhắc tới, vì sanh ở chỗ đất sạch. Nếu Thái tử là
người từ trên trời rơi xuống mà đắc đạo thì không có giá trị gì. Chính trong vòng kềm
tỏa của dục trần, mà thoát được mới là bậc đại hùng.

CÁ NHẢY KHỎI LƯỚI

Đời Tống ở Trung Hoa có hai Thượng tọa Thâm và Minh. Hai vị có duyên sự

cùng sang đò qua sông Hoài. Đang sang sông, thấy người bủa lưới đang kéo, có con cá
to nhảy khỏi lưới ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: “Hay thay! Như Thiền sư.”
Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: “Phải ở ngoài lưới mới hay, đợi vào lưới rồi mới
nhảy là muộn.” Thượng tọa Thâm nói: “Huynh Minh chưa hiểu.” Đi hơn dặm đường,
Thượng tọa Minh bỗng nhận ra chỗ sai, liền sám hối.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy thế nào? Con cá trong lưới nhảy là hay, con

cá thong dong ngoài lưới là hay? Đạo lý nhà Phật dạy, trong cảnh bủa vây của phiền
não mà thoát ra được mới thật là hay. Đây mới thi thố được sức mạnh phi thường của
con người thoát tục. Nếu ở ngoài lưới nói gì nhảy, không nhảy làm sao biết được sức
mạnh của mình. Hơn nữa, bản thân con người đầy đủ tam bành (tam độc), lục tặc (sáu
giặc) lại sáu trần dụ dỗ cuốn lôi, nếu không phải là bậc siêu quần bạt tụy làm sao thắng
trận giặc nội công ngoại kích này. Cùng là cá, bao nhiêu con khác bị lưới cuốn không
thể giãy vùng, cuối cùng bị người đánh cá bắt bỏ vào giỏ, chỉ một con này nhảy vọt
khỏi lưới, không đồng với người xuất trần thoát tục là gì? Nếu chúng ta sanh ra đã là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.