BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 85

Thánh thì còn nói gì tu. Chính vì chúng ta mang đầy đủ thói hư tật xấu trong mình,
chứa đầy tham sân si trong lòng, cho nên gặp cảnh thì nhiễm, trái ý thì sân, quẳng
chúng thoát ra, thật là điều khó khăn trăm phần, ai làm được điều đó, đáng cho chúng
ta chấp tay tán thán. Vì thế, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm bài kệ:

XUẤT TRẦN

Tằng vi vật dục dịch lao khu

Bài

lạc trần hiêu thế ngoại du

Tán

thủ na biên siêu Phật Tổ

Nhất hồi đẩu tẩu nhất hồi hưu.
Dịch:

Ra khói bụi hồng

Đã từng ham muốn phải long đong

Ném quách mà ra khỏi bụi hồng

Buông thõng bờ kia lên Phật Tổ

Một lần phủi giũ một lần xong.

Bởi vì chúng ta chạy theo vật dục nhân gian nên phải khổ sở gian nan. Nếu can

đảm ném phắt hết, vượt ra ngoài vòng trần lụy, quả là can đảm phi thường. Có thể,
mới buông thõng tay bước lên ngôi nhà Phật Tổ được. Song phải mạnh dạn dứt khoát,
một lần bỏ đi không thèm ngó lại. Chớ đừng học thói nhầy nhụa, dùng dùng thẳng
thẳng cắt không đứt, bứt không rời, một chân bước tới hai chân bước lui, không làm
nên trò trống gì, chỉ chuốc trò cười cho hàng thức giả. Bởi vậy nên nhà thiền thường
dùng câu “giết người không ngó lại” là ý này. Phải can đảm dứt khoát thì việc khó mấy
cũng thành công.

TRẦN NHÂN TÔNG ÔNG VUA, TU SĨ

Vua

Trần Nhân Tông sanh năm 1258, lên ngôi vua năm hai mươi tuổi, xuất gia

năm bốn mươi mốt tuổi và năm mươi mốt tuổi tịch (1308). Suốt hai mươi năm, Ngài là
bậc nhân chủ lãnh đạo quốc gia giữ nước chăn dân, ngồi trên ngai vàng sống trong
cung ngọc, mọi thứ dục lạc đều dư thừa. Hai phen cầm quân chống giặc xâm lăng,
nhân mạng hy sinh rất lớn. Bổn phận giữ nước chăn dân, Ngài làm đầy đủ. Năm bốn
mươi mốt tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, đi xuất gia. Lúc nhỏ Ngài đã được vua cha
và thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ dạy đạo lý thiền nhuần thấm sâu xa, nên khi xuất
gia Ngài không cần tầm học, chỉ thực hiện điều đã học được.
Trong

mười năm, là kẻ xuất gia Ngài mang hiệu Trúc Lâm Đầu-đà, tích cực

hoạt động truyền bá chánh pháp. Trong giới xuất gia, Ngài giáo dục chúng Tăng, có
khả năng đảm đang Giáo hội. Trong dân chúng, Ngài đem pháp Thập thiện giáo hóa
toàn dân, khiến Phật pháp mở rộng trong nhân gian. Công tác hoằng truyền Phật pháp,
giáo hóa nhân dân, Ngài làm suốt đời không dừng nghỉ.
Khi

sắp tịch, Ngài nằm tại Ngọa Vân am sai người gọi Bảo Sát đến. Ngày một

tháng mười một, đúng nửa đêm, sao sáng đầy trời, Ngài hỏi: Bây giờ là giờ gì? Bảo
Sát thưa: Giờ Tý. Ngài đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài, nói: Đến giờ ta đi
vậy. Bảo Sát hỏi: Tôn đức đi đâu bây giờ? Ngài đọc lại bài kệ:

Nhất thiết pháp bất sanh

Nhất thiết pháp bất diệt

Nhược năng như thị giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.