BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT - Trang 86

Chư Phật thường hiện tiền

Hà khứ lai chi hữu?

Dịch:

Tất cả pháp chẳng sanh

Tất cả pháp chẳng diệt

Nếu hiểu được như thế

Chư Phật thường hiện tiền

Nào có đi có lại?

Bảo Sát hỏi thêm: Khi chẳng sanh chẳng diệt thì sao? Ngài khua tay nói: Thôi

đừng nói mê nữa. Rồi Ngài ngồi theo kiểu sư tử tọa mà tịch... (Tam Tổ thực lục).

Qua ba giai đoạn trên, chúng ta thấy Ngài sống giai đoạn nào ra giai đoạn ấy.

Lúc làm vua thì quên mình giữ nước, hết dạ chăn dân. Khi đi tu, nhiệt tâm vì đạo mài
miệt tu hành, chẳng ngại nhọc nhằn hết tình với Tăng tục. Vì thế, trên đường đời Ngài
thành công viên mãn, trên đường đạo thì đạo quả viên thành. Chính thái độ dứt khoát
tích cực, nên lãnh vực nào Ngài cũng thành công. Ngài cũng hưởng dục lạc trong
hoàng cung, cũng cầm binh khiển tướng ngoài trận mạc, nếu nói là tội lỗi thì cũng tràn
trề. Song khi dứt khoát tiến tu thì cắt đứt mọi quá khứ, sống kham khổ tu hành, nên lấy
hiệu Đầu-đà (khổ hạnh). Với ý chí cương quyết đó, chỉ trong vòng mười năm, Ngài đã
tiến đến chỗ sanh tử tự tại. Đây là tấm gương sáng rỡ để nhắc nhở chúng ta, không sợ
mình trước mê lầm tội lỗi, chỉ sợ xuất gia rồi mà thái độ vẫn mập mờ. Ngài là con
người thấy được đạo lý và sống được đạo lý. Chúng ta đọc bài kệ kết thúc bài phú Cư
Trần Lạc Đạo của Ngài thì rõ:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Dịch:
Trong

đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt nghỉ liền

Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm

Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.

Sống ngay trong lòng trần tục mà khéo biết đạo vẫn thấy an vui. Duyên cảnh

đổi thay tùy thời linh động, như khi đói thì ăn, khi mệt thì nghỉ, đừng cố chấp cứng
nhắc mà tự khổ đau. Phật đã sẵn nơi ta, khỏi phải nhọc nhằn sang đông tìm tây. Cái
khôn ngoan khéo léo của chúng ta là “đối cảnh tâm không động”, chính nơi đây là
thiền rồi, còn thưa hỏi đâu nữa. Người học đạo nhận thấy Phật đã sẵn nơi tâm mình,
song muốn Phật hiện thì tâm đừng chạy theo cảnh. Đây là lối tu thật giản đơn, thật cụ
thể, mà người đời khó tin khó nhận. Người ta chỉ tin Phật ở Tây phương, phải siêng
năng lễ bái thì được phước, được Phật rước về cõi Phật. Bởi vậy Tổ Lâm Tế nói:
“Người ngu cười ta, kẻ trí biết ta.” Cười, vì thấy không tụng kinh lễ bái, chẳng biết tu
cái gì? Biết, vì thấy lối tu tế nhị cụ thể thiết thực, không còn gì nghi ngờ. Một ông vua,
xuất gia chỉ có mười năm mà đạt đạo như vậy, thật đáng quí kính biết dường nào. Cho
nên triều đình tôn xưng Ngài là Điều Ngự Giác Hoàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.