vào đây một nền văn minh và một phương pháp cai trị kiểu Âu châu
được. Kẻ khác thì cho rằng những thuộc địa mới chiếm được là một
vực thẳm khoét sâu thêm sự thiếu hụt ngân sách, ngày càng nghiêm
trọng, của chính quốc. Kẻ khác nữa cho rằng đường sá xa xôi là một
trở ngại lớn cho việc thiết lập các thuộc địa.
Sau cùng cuộc thất bại tại Mêhicô
, đồng thời thắng lợi của
những cuộc bầu cử năm 1863 nghiêng về cánh tả, làm cho chánh
phủ hoang mang. Những hiệp ước thương mại có lợi, phù hợp với
những tư tưởng tự do mậu dịch đương thời, đang được ngưỡng mộ.
Bên cạnh những cuộc tiếp đãi và thăm viếng chính thức ấy,
Phan Thanh Giản có những cuộc gặp gỡ với đôi ba nhân vật khác.
Cùng với Aubaret mà ông ta quen biết lâu nay như một kẻ có cảm
tình, ông phác ra những nét khái quát của một hiệp ước mà ông
hằng muốn có: chấm dứt vấn đề thuộc địa, trả lại ba tỉnh đã
nhượng, thiết lập những cơ sở buôn bán, trả một số tiền bồi
thường…
Ngày 8/11/1863, phái đoàn đi Madrid, ở lại đây một tháng, rồi
trở về Sài Gòn ngày 18/3/1864.
Phái đoàn có thể hy vọng đạt kết quả toàn diện của chuyến đi và
hoàn thành thắng lợi sứ mệnh cuối cùng mà nhà vua đã tin tưởng
giao phó.
HIỆP ƯỚC AUBARET
Tại Paris, phái đoàn Phan Thanh Giản đã đi rồi. Người ta đã hẹn
có thư trả lời trong thời hạn một năm.