BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 162

khoản của hiệp ước đã ký tại Sài Gòn ngày 5/6/1862. Dự thảo
hiệp ước mới đã chuyển cho ông Aubaret, với nhiệm vụ đến
Huế đàm phán.

… Tôi đã soạn thảo ra bản dự án hiệp ước ấy đúng theo quan
điểm của Hoàng thượng, sau khi có sự thỏa thuận với Bộ trưởng
Hải quân. Ông Aubaret sẽ trình bày với ông về nội dung bản
thảo hiệp ước đó.

… Tôi xin giới thiệu và tin cậy ông sẽ vui lòng đón tiếp ông Phó
Đô đốc với ông sẽ giúp ông ta thực hiện đầy đủ những chỉ thị
tôi đã giao cho ông ta. Tôi cũng tin những cuộc hội đàm đó sẽ
tạo điều kiện cho những việc trao đổi thông tin, tất yếu phải
có giữa hai người, nhằm phụng sự Hoàng thượng được thuận
tiện và dễ dàng.

Sau khi đã có sự trao đổi ý kiến nhất trí với ông rồi, ông
Aubaret phải đi ngay ra Huế không được chậm trễ, để tiếp tục
tại đó cuộc đàm phán được ủy thác vào một mình ông ta. Mặc
dù giờ đây, ông ta chỉ có nhiệm vụ báo cáo cho duy nhất một
mình bộ tôi về tiến trình của cuộc đàm phán, tôi vẫn yêu cầu
ông ta báo lại cho ông, bằng con đường không chính thức,
những kết quả của cuộc đàm phán, ngay khi đạt kết quả tốt,
hoặc không may tan vỡ…”

(8)

Vậy chúng ta có thể nói rằng phái đoàn Phan Thanh Giản đã

hoàn toàn thắng lợi trong chuyến đi sứ của ông. Đồng ý ký kết
một hiệp ước mới thay cho hiệp ước do Bonard đàm phán, ký kết và
quyết liệt bảo vệ. Napoléon III đã thừa nhận qua đó rằng, những
khiếu nại của vua Tự Đức là hoàn toàn chính đáng và có căn cứ.

Bản dự thảo hiệp ước, như chúng ta biết, đã được các Bộ liên quan

chuẩn bị, Bộ Ngoại giao và Bộ Hải quân, đúng với cách nhìn của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.