Đầu năm 1864, Drouyn de Lhuys không còn giữ những quan
điểm năm ngoái, khi ông ta định hoãn vô thời hạn chuyến đi Pháp
của phái đoàn Việt Nam. Giờ đây có vẻ như muốn tán đồng những
điều gợi ý của Việt Nam. Napoléon III, bản chất luôn luôn do dự,
dường như cũng có xúc động trước những lời đề nghị đó.
Những đường nét lớn vạch ra trong những cuộc hội đàm tại Paris
giữa Phan Thanh Giản và Aubaret, cuối cùng được nước Pháp chấp
nhận làm cơ sở cho một hiệp ước mới thay cho Hiệp ước Sài Gòn.
Gabrièl Aubaret cùng một lúc được cử làm lãnh sự Pháp tại
Bangkok và nhận lệnh đến Huế để tiến hành đàm phán và ký kết
với Tự Đức một hiệp ước mới. Vai trò của ông thật khó khăn: một mặt,
ông không có một chức vị quan trọng trong lãnh vực ngoại giao, cũng
như trong quân đội. Mặt khác, mối cảm tình của ông đối với Việt
Nam khiến cho ông trở thành “khả nghi”, dưới con mắt các quan
chức cao cấp.
Ông ta trở lại Sài Gòn, trình bày dự án một hiệp ước mới với triều
đình Huế, cùng với một hiệp ước ký kết với Campuchia; La
Grandière là người không cùng quan điểm với Aubaret, đã tiếp đón
ông một cách nhạt nhẽo. Hơn nữa về vấn đề Campuchia, thấy
Aubaret trở về với chức vụ lãnh sự tại Bangkok, Bonard nghi kỵ ông
ta đã phóng đại mối nguy cơ của một nước Xiêm bất bình với chế
độ bảo hộ Pháp và sẵn sàng gây khó khăn, nếu Pháp muốn thôn
tính Campuchia như đã thôn tính Nam kỳ.
Ngày 9/1/1864, Drouyn de Lhuys viết cho La Grandière:
“… Căn cứ trên những đề nghị đã được các sứ giả của vua Tự
Đức trình bày và Hoàng thượng đã nhận thấy hoàn toàn có thể
phù hợp với quyền lợi của chúng ta, Hoàng thượng đã đồng ý
ký kết với triều đình Huế một hiệp ước mới, sửa đổi các điều