Napoléon III. Một đại sứ toàn quyền đã được ủy nhiệm một cách hợp
thức để đến Huế chỉ đạo cuộc đàm phán. Ông toàn quyền Nam kỳ
được thông báo hẳn hoi về sự kiện này. Chúng ta có thể tin rằng:
trong những điều kiện cực kỳ thuận lợi như vậy, lại có một quyết
tâm sắt đá của chánh phủ Pháp hỗ trợ thì cuộc đàm phán bảo đảm
chắc chắn sẽ đưa đến những kết quả tốt đẹp. Ngay việc chọn lựa
nhân vật Aubaret đã có tính chất khích lệ và đầy ý nghĩa, bởi vì
chính Aubaret là người có nhiều thiện cảm với Việt Nam. Tất cả hứa
hẹn cuộc đàm phán sẽ được tiến hành dễ dàng.
Tuy nhiên, có biết chăng, không những lời văn của hiệp ước mới
được coi như rất phóng khoáng, không thích hợp với nguyện vọng
của bọn thực dân, mà ngay bản chất của người điều đình sẽ là một
trong những lý do sâu xa khiến sứ bộ Pháp điều đình thất bại
trong khi sự phản ứng của các giới tài chính và kỹ nghệ bắt đầu biểu
thị một cách quyết liệt.
Sau vài hôm ở Sài Gòn, ngày 11/6/1864, Aubaret lên tàu
“Enstrecasteaux” đến sông Hương trước kinh thành Huế. Ông được
trao toàn quyền để điều đình và nhân danh nước Pháp ký kết một
hiệp ước với Việt Nam. Ông đã có trong tay dự án hiệp ước đó, do Bộ
trưởng Ngoại giao soạn thảo cùng với những chỉ thị cụ thể.
Trong những ngày này, hai vị quan cao cấp từng đi theo phái
đoàn sang Pháp, túc trực chờ đón vị đại diện của chánh phủ Pháp.
Aubaret được mời lên một chiếc thuyền lớn vào cửa Thuận An, và
được đón tiếp ngay chiến lũy với tất cả lễ nghi long trọng và không
có dấu hiệu ngại ngùng nào từ phía các nhà chức trách địa phương.
Người ta để cho ông tự do ngược dòng sông Hương.
Tại Huế, ông được Phan Thanh Giản đón tiếp long trọng và bố
trí nơi ăn chốn ở chu đáo không phải như đối với các phái viên năm
trước tại một doanh trại khá xa, mà ngay trong thành phố theo