nguyện vọng của ông đã nói ra, giữa lòng nhân dân xung quanh
hoàng thành. Người ta cho cả một tiểu đội danh dự sang phục vụ. Tóm
lại, người ta biểu thị một lòng tin rất lớn đối với ông, bởi vì hơn cả
đối với vị Hoàng đế của ông đại diện, mọi người rất trân trọng
tấm lòng trung thực của ông đối với những người Việt Nam mà ông
rất muốn tìm hiểu.
Ngay từ khi mới đến, Aubaret nhận thấy và nói rõ trong bức
công hàm đầu tiên của ông, ngày 18/6/1864 gửi Bộ trưởng Ngoại
giao “… rằng xứ sở này đang chìm trong cảnh đói nghèo cùng cực;
nạn đói đang hoành hành nhiều nơi: tất cả đều là dấu hiệu của
sự khốn cùng”
.
Hôm trước ngày đàm phán, Aubaret được hội kiến riêng với vua
Tự Đức, lần này cũng vậy ông được vua tiếp ngay trong nội điện với
tất cả tấm lòng trân trọng chứ không phải chỉ ở khu thành nội như
Bonard. Aubaret đọc bài diễn văn chính thức của ông bằng tiếng
Việt. Sau đó ông được dẫn tới cạnh ngai vàng và được trò chuyện trực
tiếp với Tự Đức. Nhà vua mong muốn trao đổi ý kiến riêng giữa
hai người. Sau khi ngợi khen cá nhân ông, nhà vua kêu gọi tinh thần
công bằng của ông trong những cuộc tranh luận sắp sửa diễn ra. Vì
đất nước đang lâm cảnh đói nghèo, cho nên điều nhà vua chú ý hơn
cả là vấn đề số tiền chiến phí phải bồi thường.
Hôm sau, 22/6/1864, là xác nhận quyền hạn của phái viên rồi
cuộc hội đàm bắt đầu.
Suốt ngày 23/6 dành hoàn toàn cho việc thảo luận cái điểm khó
khăn nhất: điều khoản XIX liên quan đến vấn đề bồi thường
chiến phí.
Trong bản dự thảo Aubaret mang theo từ Paris, điều khoản ấy
được viết như sau: