BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 166

Các đại diện Việt Nam vẫn do Phan Thanh Giản lãnh đạo nhận xét

rằng về phía họ không thể chấp nhận điều khoản XIX ấy đành
gác lại. Tuy nhiên, phía Việt Nam soạn thảo điều khoản XIX lại theo
nội dung khác và mong muốn thay nó vào cái điều khoản đang
tranh chấp. Họ sẽ ký dưới điều khoản đó một mình và Aubaret sẽ
chuyển cho chánh phủ Pháp sau bởi ông ta cũng cho là hợp lý.

Trong một công hàm ngày 24/6/1864 gửi Bộ trưởng Ngoại giao,

ông ta viết về vấn đề này như sau:

“… Nhưng tôi chỉ đồng ý chuyển lời yêu cầu của triều đình
Huế,
trong chừng mực mà triều đình Huế cam kết sẽ trả,
trong thời hạn 20 năm liền một số tiền là hai triệu; đương
nhiên là không kể số chiến phí 20 triệu đã được quy định
trong Hiệp ước 5/6/1862.

… Tôi cần phải nói thêm rằng chúng ta phải biết ơn triều
đình Huế về sự khước từ rõ ràng và dứt khoát của họ.
Họ
không phải không biết cái nguy cơ mà họ sẽ đương đầu nếu
không chuộc lại được ba tỉnh của họ, điều mà họ xiết bao
mong muốn.

Cái triều đình ấy, đã có thể, với tính cách xảo trá quen thuộc
của nó, ký kết những điều khoản không thể nào chấp nhận
gấp mấy lần như vậy nữa kia. Tôi cho rằng bước đầu
trung trực ấy, của triều đình Huế, phần lớn là nhờ Phan
Thanh Giản”

(11)

.

Trong điều khoản XIX đó, những mục được bàn cãi lâu hơn hết,

dành riêng 10 ngày, là sự thiết lập một lãnh sự ở Huế, chế độ bảo
hộ ở cả sáu tỉnh Nam kỳ (ba tỉnh đã chiếm đóng trước kia và ba tỉnh
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), nhất là mục cuối cùng này rất khó
lòng mà triều đình Huế chấp nhận. Cần phải nói rõ về chi tiết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.