BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 168

đã tự đặt cho mình, vào lúc mà Ngài Bộ trưởng cử tôi theo dõi
cuộc đàm phán”

(12)

.

Mặc dầu có nhiều tin đồn đại, vị đại sứ toàn quyền Pháp chỉ

quan tâm đến sự thành công của sứ mệnh Hoàng đế đã chính thức

y thác cho ông. Điều đình rồi ký kết với Việt Nam, bản hiệp ước

này dưới ánh sáng những sự kiện được quan sát suốt thời gian ông
lưu trú ở Huế. Aubaret đinh ninh tưởng mình đã chân tình phục vụ
cho sự nghiệp hòa bình và tổ quốc ông. Không may, giữa cơn sóng
thần của những tư tưởng thực dân chủ nghĩa đang được trọng vọng
và những ý định xâm chiếm thuộc địa đơn thuần không giấu
giếm, thì một vài nhận xét đúng đắn và những tư tưởng phóng
khoáng, tự do của Aubaret tự nhiên cũng bị lôi cuốn đi theo dòng,
bất chấp mọi công lý và mọi lẽ phải.

Và về bản hiệp ước ký kết ở Huế mà không được áp dụng bao

giờ đó sẽ có nhiều diễn biến xảy ra.

Như người ta có thể dự đoán, cái dự định rời bỏ Nam kỳ đã gây

giận dữ và cả phản đối mạnh ở nhiều “nhân vật”. Một trong những
người “thù địch” quyết liệt nhất là La Grandière. Sự quan trọng của
ông ta giảm sút; hơn nữa ông ta vừa phái đại úy Doudard de Lagrée
sang Campuchia nhằm áp đặt cho Campuchia chế độ bảo hộ. Nước
Xiêm đã rút quân khỏi nước này để cho quân Pháp hoàn toàn được tự
do hành động, sự bỏ rơi Nam kỳ có thể đảo ngược vấn đề trở lại. Vả
lại, trước một thắng lợi dễ dàng như vậy, ai lại đi lui quân về những
tỉnh lân cận bao giờ?

Chúng ta đã thấy, theo lệnh Bộ trưởng, Aubaret đã trình qua bản

dự thảo hiệp ước cho La Grandière nhằm điều chỉnh lại một vài
đoạn nào đó, trước khi đem ra thảo luận ở Huế. Đã có chỉ thị rõ
ràng, trong dịp đó là Aubaret chịu trách nhiệm về sứ mệnh của ông
ta; gặp Đô đốc - cầm quyền chỉ để hỏi ý kiến mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.