tính chất của nền bảo hộ đó không hàm ý nghĩa là một chế độ chư
hầu. Về vấn đề đặt một lãnh sự làm cơ sở quan hệ mọi mặt với
chánh phủ Việt Nam thì Aubaret đã thuyết minh rõ và không còn có
điều gì đáng ngại.
Vậy là hiệp ước được ký kết, (trừ điều khoản XIX) và từ Huế,
viên đại sứ toàn quyền Pháp đã báo về hôm 18/7/1864, cho Bộ
trưởng Ngoại giao qua một bức công hàm, trong đó ông nhận xét:
“… Hiệp ước này, đúng như văn bản hiện tại, chỉ ký kết được
sau 10 ngày tranh luận sôi nổi; trong 10 ngày đó, tôi đã hai ba
lần có dịp đề nghị một cách nghiêm túc chấm dứt các cuộc
đàm phán. Những mục bị phản đối nhất, sau mục ‘bồi
thường’, mà chúng tôi đã phải tách riêng ra cuộc tranh luận, là
những vấn đề: mặt một lãnh sự tại Huế và chế độ bảo hộ
sáu tỉnh Nam kỳ. Nhất là mục cuối cùng này thật là khó khăn
vô cùng mới tranh thủ được sự chấp thuận của triều đình
Huế. Ngài Bộ trưởng sẽ thấy rằng để giải thích cho được bản
chất của nền bảo hộ đó, tôi đã phải nói thêm rằng nó không
thể kéo theo một ý niệm ‘chư hầu’ nào cả.
Còn về việc đặt lãnh sự thì có thể được coi đường hoàng như là
cơ sở cho mọi mối quan hệ có thể có với chánh phủ An Nam.
Tôi vui mừng thấy những lời giải thích của tôi đã đánh tan
được nỗi sợ hãi quá đáng của chánh phủ đó. Hôm nay, người ta
đang sẵn sàng tiếp nhận một lãnh sự, bởi vì người ta đã hiểu rõ
nhiệm vụ của một viên lãnh sự và triều đình Huế sẵn sàng
nhượng cho chúng ta một mảnh đất vừa phải dùng để xây
dựng lãnh sự quán về lâu, về dài.
… Nếu nhìn hiệp ước này, trên tổng thể của nó thì theo tôi nó
ra chiều đáp ứng được mục đích mà chánh phủ của Hoàng đế