BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 169

La Grandière tức khắc lợi dụng cơ hội gửi cho Chasseloup-

Laubat, hết công hàm này đến công hàm khác nhằm kích động
ông ta phản đối.

Cùng với những lời chê trách đó, có nhiều tiếng nói khác hòa

theo: báo chí của hải quân, các phòng thương mại, các giới kinh
doanh và lẽ đương nhiên, các báo chí Công giáo, như vậy cái vẻ
thống nhất bên ngoài của chánh phủ Pháp nhanh chóng bị sứt mẻ.

Chasseloup-Laubat vốn là một tay thực dân sừng sỏ, xúi giục

Napoléon III biến hạm đội nước Pháp thành một công cụ tương tự
như hạm đội của nước Anh: một căn cứ của thế lực đế quốc. Cũng
bắt chước Anh, ông ta xúi giục Napoléon III bành trướng thuộc địa.

Drouyn de Lhuys cũng thực dân chủ nghĩa chẳng kém. Ông ta rất

quan tâm bảo đảm cho Đế chế mức lợi nhuận tối đa trong những
vấn đề mà ông ta dấn mình vào, bất chấp cả nguy cơ bị các
cường quốc khác oán thù. Hai người cùng nhau khởi sự xâm chiếm
Campuchia. Trước thắng lợi dễ dàng ấy, họ quyết định đảo ngược
quan điểm lập trường trước kia của họ, ra sức thuyết phục Napoléon
III đừng chú ý đến kết quả đàm phán của phái đoàn Phan Thanh
Giản và coi như vô hiệu những chỉ thị mà chính họ đã truyền đạt cho
Aubaret.

Ngày 6/6/1864, Drouyn de Lhuys yêu cầu Chasseloup-Laubat

gửi kèm theo công văn của mình sang Nam kỳ, một công hàm gửi
Aubaret, bảo Aubaret cắt đứt một cách đơn giản những cuộc điều
đình đang tiến hành tại Huế.

Nhưng do việc vận chuyển thư từ chậm trễ, Aubaret chỉ nhận được

chỉ thị đó khá lâu sau khi hiệp ước đã được ký kết rồi. Lúc này
Aubaret đang lênh đênh giữa biển sung sướng vì thành công, và trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.