tay đang cầm văn bản hiệp ước cùng với bức thư và tặng vật của Tự
Đức gửi Napoléon III.
Hiệp ước Aubaret đã được ký kết. Thiện chí của Tự Đức và các
quan Thượng thư của nhà vua thật là hiển nhiên.
Chánh phủ Pháp sẽ làm gì đây?
Sau một vài do dự, người ta tự hỏi có nên chăng, dù chỉ là hình
thức, thừa nhận sự tồn tại của Hiệp ước Aubaret, dù có phải sửa đổi
lại? Lần này, những sự chần chừ do dự không kéo dài. Chasseloup-
Laubat tự đặt cho mình trách nhiệm can thiệp.
Ngày 4/11/1864, ông ta gửi cho Napoléon III một bản tường trình
rất dài, trong đó ông ta khuyên Napoléon III, trong khi chờ đợi một
cảnh tốt hơn, trở lại với Hiệp ước Sài Gòn năm 1862. Tại Hội đồng
Bộ trưởng ngày 10/11/1864, người ta quyết định không phê chuẩn
Hiệp ước Aubaret. Có nghĩa là người ta chỉ thừa nhận có Hiệp ước
1862, đơn giản vậy thôi.
Tháng 1/1865, La Grandière được Chasseloup-Laubat thông báo
về quyết định trên đây của chánh phủ. Sau bao nhiêu lần trách
móc phàn nàn, lần này ông Đô đốc-cầm quyền được vui mừng
toại nguyện.
Ngày 20/1/1865, ông Đô đốc-cầm quyền viết thư cho
“Thượng thư Ngoại giao” Việt Nam để thông báo cho triều đình
biết quyết định của chánh phủ Pháp.
“Tôi hân hạnh báo tin Ngài, nhân danh chánh phủ tôi, rằng
hiệp ước ký kết tại Huế hồi tháng 7/1864, do ông Aubaret,
đặc phái viên của Hoàng đế Pháp và các đại diện toàn quyền
của Đức vua Tự Đức, không được phê chuẩn.