buộc họ phải trình diện với nhà chức trách địa phương và trở
về ngay nơi cư trú trên đây, sau khi đã mua bán xong.
Trong lĩnh vực buôn bán cũng như cai trị, Pháp yêu cầu được
mua trên lãnh thổ Việt Nam những thứ gỗ xây dựng và khai
thác những mỏ than đá, khả năng ấy đã được quy định trong
điều khoản XIII của hiệp ước bằng những lời lẽ không bảo
đảm đầy đủ cho những sự dễ dàng mà họ đã hứa.
Điều khoản XV liên quan đến các giáo sĩ và người công giáo
Việt Nam, ở mục cuối, có thể đưa đến những giải thích ít nhất
cũng trái ngược với quyền lợi những người mà nó đề cập
đến.
Những phụ lục kèm theo điều khoản III có thể tạo nên những
điều bất lợi nghiêm trọng. Điều khoản cho phép các tàu bè
An Nam mọi cỡ được đi lại trên các đoạn sông thuộc quyền sở
hữu tuyệt đối của chúng tôi, tức là cho phép chánh phủ An
Nam dùng các tàu bè ấy để chuyên chở vũ khí và dụng cụ
chiến tranh với một điều kiện nhỏ mà thôi; phải báo cho
chúng tôi biết. Bản thân chúng tôi cũng chấp nhận một sự
ràng buộc mới là chỉ sử dụng một cách hợp pháp cái quyền
được dùng lãnh thổ An Nam để khi cần, tiếp tế những địa
điểm chúng tôi chiếm đóng với điều kiện thông báo cho nhà
chức trách An Nam biết.
Điều khoản XV sửa đổi đã làm thay đổi tính chất của những
điều cam kết mà chúng tôi bảo đảm cho những người An Nam
dưới nền cai trị của chúng tôi muốn ở lại với chúng tôi, hoặc
trở về với chính quyền của triều đình Huế.
Và đây, một phản luận cuối cùng: Nước Pháp đã chỉ đồng ý
nhượng trở lại triều đình Huế ba tỉnh mà triều đình Huế đã