nhượng hẳn cho Pháp, với điều kiện là triều đình Huế chấp
nhận sự bảo hộ lâu dài của nước Pháp, sự bảo hộ lâu dài đó được
khẳng định bằng việc cống nộp hằng năm và liên tục. Trong
khi chánh phủ An Nam chỉ muốn thu hồi bằng một số tiền
chuộc trả dần trong 40 năm; cho nên giữa chánh phủ An Nam
và chúng tôi không thể nào thỏa thuận với nhau được.
Thưa Ngài Thượng thư, đó là những lý do dẫn tới quyết định
ngày hôm nay của chánh phủ Hoàng đế chúng tôi về bản hiệp
ướ
c, mà ông Aubaret đã được giao trách nhiệm điều đình tại
Huế nhằm thay thế bản Hiệp ước 5/6/1862.
Vậy là chúng ta vẫn tiếp tục những mối quan hệ giữa hai nước
với nhau trên cơ sở Hiệp ước 1862 và mong rằng những mối
quan hệ đó mãi mãi sẽ là những quan hệ giữa hai chánh phủ
đoàn kết với nhau.
Một lần nữa, thưa Ngài Thượng thư, tôi xin gửi tới Ngài những
tình cảm trân trọng nhất”
Vì yếu, bất lực và chính kiến bất đồng, chánh phủ triều
đình Huế chẳng thấy còn giải pháp nào hơn là ngoan ngoãn thực
hiện những ý muốn của Pháp. Để tỏ rõ sự ngoan ngoãn ấy, sự phục
tùng đối với “nước bảo hộ” ấy, Thượng thư Bộ Ngoại giao Việt Nam
đã nhân danh chánh phủ, trả lời cho bạn đồng nghiệp Pháp, ngày
15/2/1865.
Sau khi nhắc lại những điều kiện trong đó Aubaret đã được phái
sang Việt Nam và quyết định của chánh phủ Pháp không phê chuẩn
hiệp ước vừa ký kết tại Huế, Phan Huy Vinh viết:
“… Khi hai nước đã thề giảng hòa với nhau, chúng ta không thể
không nói đến vấn đề chuộc lại ba tỉnh Nam kỳ, vì lòng dân