và những người lãnh đạo nước Pháp lên mặt láo xược và độc đoán
đối với nước Việt Nam và những người lãnh đạo Việt Nam.
Vậy là Hiệp ước Aubaret bị đào sâu chôn chặt.
Nó đã được khai sinh trong những điều kiện rất bình thường:
Một phái đoàn Việt Nam được tiếp đón chính thức tại Pháp đã bày tỏ
nguyện vọng được thấy sửa đổi lại bản hiệp ước hiện hành và rất rõ
ràng là theo chiều hướng có lợi cho nó.
Chánh phủ Pháp có thể trả lời bằng không chấp nhận bởi vì tất
cả cái gì lợi cho người Việt Nam đều là thua thiệt cho Pháp. Chánh
phủ Pháp không bao giờ che giấu rằng: việc Bonard lạm dụng
quyền hành đâu có hệ trọng gì, bởi rốt cuộc nó lợi rất nhiều.
Thế nhưng vờ có thịnh tình đáp ứng nguyện vọng của Việt Nam,
chánh phủ Pháp lại chủ động tiến hành những cuộc điều đình tại
Paris, nhằm ký kết một hiệp ước khác. Rồi cũng tự mình cử sang
Huế một đại diện toàn quyền, Aubaret không mang theo một tối
hậu thư, mà như mọi phái viên toàn quyền, mang theo một dự thảo
hiệp ước đầu tiên, do chánh phủ đề xuất.
Như trong mọi cuộc thảo luận, giờ cũng có những điểm tranh
chấp. Với sự đồng ý đôi bên, một trong các điều khoản, được tạm
bảo lưu. Về các điều khoản khác, cuối cùng người ta vẫn thỏa
thuận được với nhau và các đại diện toàn quyền đã ký. Khai sinh và
mang lại sự sống cho hiệp ước.
Nhưng rồi một Bộ trưởng Pháp thấy hiệp ước này không phải là
một điều có lợi cho Pháp (và đúng vậy); thế là cũng tương tự những
cuộc tranh luận xung quanh một bức thảm xanh, không còn là vấn
đề đi tìm một cơ sở thỏa thuận, một tạm ước; ông ta xóa bỏ tất cả
những gì người ta đã làm; ông ta chẳng đếm xỉa gì đến chữ ký của
phái viên đặc mệnh toàn quyền của ông ta, cũng như của những