BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 176

người mà ông ta đã phái Aubaret tới gặp. Ông ta dùng lời lẽ khô khan
lạnh lùng thông báo quyết định ấy cho người đồng ký mà không
thèm đề cập tới việc xem xét lại, nếu có thể. Và thông báo của ông
ta không phải là một công hàm giữa chánh phủ với chánh phủ, theo
như thông lệ ngoại giao, mà chỉ giao cho đại diện của ông ta tại Nam
kỳ làm việc đó, coi như vậy là đủ.

Dĩ nhiên, Chasseloup-Laubat, xuyên qua hành động này được

toàn thể giới thực dân ngợi ca và tặng cho mọi thứ vinh quang. Ông
được ghi công ngay tại thành phố Sài Gòn của Pháp bằng một con
đường, một ngôi trường trung học lớn mang tên Chasseloup-Laubat
và một tượng bằng đồng. Và không ai ngạc nhiên chút nào khi
thấy tất cả những “vinh quang” đó đã biến mất, sau này khi Sài
Gòn trở về với đất nước Việt Nam.

Hiệp ước Aubaret đã bị đào sâu chôn chặt.

Trên thực tế, có đúng hoàn toàn như vậy không? Có một sự kiện

quả là đáng chú ý: trong số những hiệp ước được tiếp theo nhau, ký
kết giữa nước Pháp và Việt Nam, một số hiệp ước chỉ là hình thức
thuần túy, nước Pháp luôn luôn biết khai thác điều gì có lợi cho
mình, nếu như cần phải quên đi mọi điều còn lại…

Năm 1787, Hiệp ước Versailles: chúng ta đừng trở lại vấn đề hợp

lệ của việc ký kết hiệp ước này làm gì, nước Pháp cam kết giúp đỡ
cho Nguyễn Phước Ánh khôi phục ngôi vua và đáp lại, Pháp sẽ nhận
được một vài quyền lợi vừa mới ký xong, bản hiệp ước bị bỏ lơ. Người
ta chẳng làm một việc gì chính thức để giúp Nguyễn Phước Ánh cả.
Nếu Nguyễn Phước Ánh cuối cùng đã khôi phục được ngôi vua,
thực sự thì chẳng phải là ông đã nhờ được gì từ phía Pháp. Thế
nhưng sau đó, nước Pháp đã đòi hỏi những quyền mà họ có thể được
hưởng nếu như họ đã hoàn tất những cam kết của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.