BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 159

điều gì đáng ngại về sự phản ứng của Hoàng đế Napoléon III; tất
cả đều do lỗi của người phiên dịch không biết nói diễn đạt đúng
đắn tiếng Việt. (“Phải có sợ”). Đương nhiên là Rieunier lấy hài
lòng thấy phái đoàn Việt Nam bị hoang mang choáng váng, may chỉ
trong chốc lát trước một sự hiểu lầm tai hại như vậy.

Sau đó, các sứ giả Việt Nam có những buổi hội kiến riêng với

Napoléon III và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.

Họ đã đưa ra những đề nghị gì? Và họ đã nhận được những bảo

đảm gì đáp lại những đề nghị cởi mở của họ? Thực tế, chúng ta
không thể nào biết được điều ấy, vì trong kho lưu trữ của Bộ Ngoại
giao Pháp không thấy có tài liệu nào liên quan những cuộc hội kiến
này cả.

Trong hai tháng phái đoàn lưu lại Paris, người ta có tổ chức những

cuộc tiếp đãi và thăm viếng cho phái đoàn. Với một thái độ khiêm
tốn, phái đoàn Việt Nam không xuất hiện trong các buổi tiếp tân
dưới hình thức long trọng quen thuộc của phương Đông, mà dường
như cảm thấy nhục hơn là hãnh diện về chuyến đi sứ của mình.
Các vị lãnh đạo phái đoàn tỏ ra luôn luôn bị ám ảnh về bao nhiêu
điều cần lo lắng. Họ nhìn bằng con mắt thụ động và xa vời trước
sự giàu có của nước Pháp, những lâu đài đồ sộ, quân đội, tất cả
những gì mà người ta cố ý khoa trương ra trước con mắt họ, nhằm
làm cho họ nhận thức được sức mạnh hùng cường của nước bảo hộ. Họ
lặng lẽ và ít nói. Rõ ràng là họ có một mục đích cao cả hơn là chỉ đến
Pháp để thay mặt cho vua mình chào mừng Hoàng đế nước Pháp,
dấu hiệu hữu nghị và hòa bình như đã ghi trong hiệp ước.

Phan Thanh Giản ý thức được một cách sâu sắc tình thế của đất

nước. Ông đã nhanh chóng thoáng thấy phần lớn dư luận Pháp,
theo quan điểm của ông, có chiều hướng tốt. Người này nghĩ rằng
tư tưởng Viễn Đông và tư tưởng Âu châu quá xa lạ nhau để có thể đưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.