BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 157

Liền sau khi tình cờ chúng ta nhận được bản báo cáo này,
chúng ta đã quyết định sẽ chống đối ác liệt ngay khi có dịp
bàn đến… Vả lại, những lời đầu tiên mà Hoàng đế nói trong
bài đáp từ sau bài diễn văn của vị đệ nhất sứ giả, là những lời
hết sức nghiêm khắc trong cách diễn đạt của nó…”

(6)

Quả nhiên sau khi đã trao các tặng phẩm là mục tiêu chính thức

của cuộc thăm viếng nước Pháp của Phái đoàn, Phan Thanh Giản
đọc và trao lại cho Napoléon III một bức thư của Tự Đức viết bằng
chữ Hán và đề ngày 3 tháng 5 thứ 16 niên hiệu Tự Đức (18/6/1863).
Trong bức thư sau khi đề cập tới hiệp ước mà nước Việt Nam vừa ký
kết với nước Pháp, nhà vua Việt Nam đã viết rõ ràng, không chút
mập mờ như sau:

“… Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng bức thư do vị đại sứ toàn quyền
của Hoàng thượng đệ trình, chúng tôi thấy ủy nhiệm thư chỉ
nói đến hai vấn đề là việc truyền giảng đạo Thiên chúa và
tự do buôn bán. Trong ủy nhiệm thư của Nữ hoàng Tây Ban
Nha cũng vậy. Trong các quyền toàn vẹn đó, không hề nói,
bất cứ bằng cách nào, đến vấn đề yêu sách một mảnh đất
cỏn con nào.

… Vậy mà qua hiệp ước ấy, chúng tôi cưỡng bách phải trả 4
triệu đô la, ngoài ra còn phải cắt nhường toàn vẹn lãnh thổ ba
tỉnh…

Tuy nhiên, trong tinh thần ‘hòa bình và hòa hợp’ - Nhà vua
đề nghị… hoặc giảm số chiến phí ấy xuống hoặc kéo dài
thời hạn thanh toán từ 20 đến 30 năm”.

Phản ứng tức thời duy nhất khi nghe Phan Thanh Giản đọc bức

thư lên là một câu phiên dịch sai mà Rieunier nói đến trong lời tựa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.