viện cớ không nhận được chỉ thị cần thiết để hoãn lại vô thời hạn sự
di chuyển phái đoàn Nam kỳ.
… Nếu như tôi nghĩ, không có gì trở ngại ông viết cho ông
thống đốc De la Grandière một bức thư theo chiều hướng đó; tôi
rất mong ông viết để gửi theo chuyến thư sắp tới và tôi cám ơn
ông được ông thông báo cho biết.”
Hành vi nhỏ nhen ấy không có kết quả. Phái đoàn Việt Nam vẫn
đi được bằng một chiếc tàu của Pháp, chiếc “Européen”.
Tự Đức không khó khăn gì trong việc tìm một trưởng phái bộ: nhà
vua cho triệu ông tổng trấn Vĩnh Long, vừa bị thất sủng, sau khi ký
Hiệp ước 1862, Phan Thanh Giản.
Ngày 21/4/1863, sau khi dự một buổi tiếp tân long trọng tại bộ
Lễ, ba sứ giả của phái đoàn rời Huế: Đó là Phan Thanh Giản, lần
thứ hai làm phó Kinh lược, Phạm Phú Thứ, phó chánh án, tòa án
quan lại và Ngụy Khắc Đản, phụ trách các đại lễ; họ mang theo một
đoàn tùy tùng 70 người. Ngày 4/7/1863, tại Sài Gòn, họ lên tàu
“Européen”.
La Grandière cử một đoàn hộ tống, do đại úy hải quân Rieunier,
giám đốc “Phòng bản xứ”, chỉ huy. Viên sĩ quan này được giao trách
nhiệm gây cảm tình với Phan Thanh Giản để nắm được ý đồ của
ông. Vốn là một tên thực dân tận xương tủy, y sẽ tìm mọi cách ngăn
chặn không để cho phái đoàn thực hiện được mục tiêu dự định. Ngoài
ra, còn có thuyền trưởng hải quân hộ tống Aubaret cùng đi.
Aubaret là thông dịch viên, mà là người tán thành các yêu sách của
phái đoàn và mong muốn nước Pháp sẽ chấp nhận những yêu sách
của Việt Nam.
Phái đoàn cập bến Toulon ngày 9/9/1863 và đến Paris ngày 13.
Bonard lúc này đang nghỉ phép được chánh phủ Pháp biệt phái sang