viên hành chánh cần thiết cho nhà nước, hoặc những người
giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy
giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép
được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo;
chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn
thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc
Việt Nam.”
Nhà sử học Cultru kết luận:
“Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã
được tiếp thu, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành
những ông thống, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch…
ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người
tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để, nhân
danh chánh phủ Pháp lúc này không đủ biện pháp cai quản họ,
để áp bức, đục khoét dân chúng buộc lòng phải nhờ đến sự
trung gian của họ.
… Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công giáo An
Nam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chánh phủ
Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, ‘Họ có tài cán gì?... Phần lớn chỉ
là những tay dạy giáo lý Cơ đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các
Giám mục đuổi về và dưới một cái tên Latin (bởi vì họ nói lõm
bõm tiếng Latin), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô
trách nhiệm, và sự thoái hóa của châu Á”.
Những phong trào cách mạng lớn tiếp tục, đáng chú ý nhất là
các phong trào Quản Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản
Lịch, Quản Thanh không ngừng gương cao ngọn cờ kháng chiến và
gây nhiều khó khăn cho bọn chiếm đóng. Những sĩ phu và quan lại
từ chối làm việc với Pháp, những nông dân rời bỏ vùng quê bị giặc