BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 151

coi như quyền hạn đó không cho phép ông ta được quyết định như
ông ta đã làm, việc nước Pháp chiếm hữu đất đai bị chạm lòng tự ái
và cảm thấy sẽ phải đương đầu với một “trường hợp phá án” không
thể nào bác bỏ nổi. Ông Đô đốc tìm cách lẩn tránh bằng một bức
tối hậu thư, đặt triều đình Huế trước một “sự việc đã rồi” không
thể bàn trở lại nữa? Cái giọng quyết liệt của bức tối hậu thư ấy
chứng tỏ vị “Đô đốc-ngoại giao” ấy quả là chẳng ngoại giao chút
nào.

Đất nước không thể cùng một lúc, vừa đấu tranh chống lại

quân Pháp - Tây Ban Nha, vừa tiễu trừ bọn nổi loạn ở Bắc kỳ. Cho
nên, mặc dầu phe chống hòa bình đông và mạnh, phe này dựa vào
Thái hậu Từ Dũ, Tự Đức đã miễn cưỡng quyết định phê chuẩn hiệp
ướ

c.

Sau cuộc họp sơ bộ ngày 31/3, lễ trao đổi phê chuẩn hiệp ước được

diễn ra tại Huế ngày 14/4/1863.

Ngày 6/5, sau khi đã bàn giao quyền binh cho Đô đốc De la

Grandière, Bonard xuống tàu với Palanca, mang theo hiệp ước đã
được Tự Đức phê chuẩn về Pháp. Cuộc viễn chinh chấm dứt.

Nước Pháp coi mình như kẻ sở hữu hợp pháp đối với ba tỉnh Nam

kỳ và có quan hệ hữu nghị với Việt Nam và nhà vua Việt Nam.

Nhưng triều đình Huế thì không quan niệm như vậy.

Lần này không phải do tư tưởng kéo dài. Đây là một hiệp ước

không những được ký kết một cách không hợp lệ dưới những sự đe
dọa mà không cả có giá trị so với công pháp quốc tế.

Ngay khi vừa phê chuẩn, triều đình Huế đã cho biết, bằng

những tư liệu rất chính xác, rằng triều đình không thừa nhận việc
nhượng ba tỉnh Nam kỳ là dứt khoát, vĩnh viễn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.