BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 150

Vậy phải nên suy nghĩ chín chắn trước khi đáp ứng những
điều chúng tôi yêu cầu, thu gọn trong một chữ ‘ĐỒNG Ý’ hay
‘KHÔNG ĐỒNG Ý’.

‘Đồng ý’, là chấm dứt hết những bất hạnh của nhân dân và
vương quốc An Nam.

‘Không đồng ý’ là sự sụp đổ của vương quốc Ngài, bởi nó kéo
theo, một cách tất yếu, sự viện trợ của chúng tôi cho bọn nổi
loạn Bắc kỳ và sự chiếm đóng tức thời ba tỉnh miền Nam:
Vương quốc
Ngài sẽ cùng một lúc mất cả Nam kỳ, lẫn Bắc
kỳ.

“Ngài nên biết rằng chúng tôi thành thật mong muốn hòa
bình, nhưng chúng tôi muốn hòa bình không bàn cãi và đúng
như những thỏa thuận đã được ký kết giữa các đại sứ toàn
quyền của ba nước. Ngài hãy biết rằng nếu chánh phủ An
Nam không chấp nhận hiệp ước trong những điều đã thảo
luận đó, chúng tôi sẵn sàng buộc người ta phải tôn trọng chữ ký
các quốc vương chúng tôi.”

(2)

Quả là đáng ngạc nhiên khi thấy để có được một chữ ký, người ta

lại dùng những lời lẽ “phi ngoại giao” và một sức ép thô bạo đối với
một nước mà người ta đã ký kết hòa bình như vậy.

Phải chăng, người ta lấy cớ, bất chấp sự chậm trễ rất dễ hiểu

của phía chánh phủ Việt Nam, là tại Nam kỳ đang có những cuộc nổi
loạn do nhân dân không thừa nhận bản hiệp ước quá thiệt thòi cho
họ, đã được ký kết giữa đại diện toàn quyền của vua Tự Đức với đại
diện toàn quyền của những kẻ xâm lăng và tiếp tục chiến đấu?

Thái độ của ông Đô đốc phải chăng đã bị chi phối do việc triều

đình Huế phủ nhận những quyền hạn của viên toàn quyền Pháp,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.