Còn dân chúng Việt Nam, họ cũng không có thái độ ôn hòa hơn
sau khi hiệp ước được phê chuẩn hoặc sau những lời hứa hoa mỹ của
ông Đô đốc toàn quyền. Họ không chấp nhận chế độ thực dân.
Với sự đồng ý ngầm ngày càng rõ rệt, mặc dầu lặng lẽ của triều
đình Huế, những phong trào nổi dậy chống thực dân Pháp tại Nam
kỳ ngày càng phát triển.
Nông dân vẫn thù địch với Bonard và những người thay chân ông.
Phần lớn các quan lại từ chối hợp tác với chế độ mới. Họ bỏ ra đi
dần, mặc dầu Bonard đã cố gắng nhiều để xoa dịu họ và giữ lại
một phần lớn các phong tục tập quán địa phương, vì những cố
gắng đó mà ông Đô đốc toàn quyền bị các tên thực dân và các giáo
sĩ phê trách quyết liệt. Theo như nhà sử học Cultru nói, “Tầng lớp
có khả năng cai trị thì hoặc vắng mặt hoặc xấu bụng, đó là ‘cuộc
ra đi’” hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng rời bỏ các tỉnh
miền đông Nam kỳ bị người Pháp chiếm đóng để về vùng tự do ở
miền Tây và tổ chức kháng chiến.
Thái độ bất hợp tác chung khắp nơi đó buộc các Đô đốc toàn
quyền muốn duy trì bộ máy hành chánh Pháp tại Nam kỳ, chỉ còn
sử dụng được một số tối thiểu những công chức Việt Nam (phiên
dịch, thư ký) mà thôi. Và duy chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm
nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục vụ cho những ông chủ
mới…
“‘Chúng tôi chỉ có với mình’, Đô đốc Rieunier, sau này nói,
‘những giáo dân và bọn du thủ du thực’”
.
‘“Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội
phạm,’ đại tá Bernard viết, ‘xô về đây với cái lưng mềm dễ
uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc
đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những
ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ, tất cả nhân