Đó cũng là ý kiến cơ bản, về nguyên tắc, của Paris.
Vừa bắt đầu hoàn chỉnh hệ thống cai trị thuộc địa mới này của
ông ta, Bonard chờ đợi hai bên phê chuẩn hiệp ước. Việc phê chuẩn
đó không nhanh chóng chút nào. Tây Ban Nha muốn dứt điểm vấn
đề để khỏi phải lo đến nữa, đã ký đầu tiên. Nước Pháp là nước đã
được nhiều cái lợi lớn ngoài mong đợi, không có lý do gì để chần
chừ, ngoài sự chậm trễ của bộ phận văn phòng.
Vậy là được hai nước phê chuẩn, các đại sứ chỉ còn chờ sự phê
chuẩn của vua Tự Đức.
Người ta thông báo cho vị đại diện toàn quyền Việt Nam rằng
trong một tháng nữa, đại diện hai chánh phủ Pháp và Tây Ban Nha sẽ
tới Huế để long trọng tổ chức lễ trao đổi văn bản hiệp ước.
Trước sự do dự triều đình Huế, khi phải đau đớn mà cắt
nhượng đi một phần quan trọng của lãnh thổ cha ông, các đại diện
toàn quyền Pháp và Tây Ban Nha liền gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam, ngày 28/2/1863, một tối hậu thư đặt chánh phủ Việt Nam
trước một sự lựa chọn bắt buộc: phê chuẩn hay khước từ:
“… Chúng tôi trân trọng báo tin Ngài rằng: Hòa ước ngày
5/6/1862 đã được Hoàng đế Pháp phê chuẩn và mang dấu
ấn vũ khí vinh quang của Người, được Nữ hoàng các nước Tây
Ban Nha phê chuẩn và mang dấu ấn vũ khí vinh quang của
Người đã đến Sài Gòn.
Đúng như chúng tôi đã viết trước đây, các đại sứ toàn quyền
của nước Pháp và nước Tây Ban Nha, một tháng sau khi bức
công hàm đó được gửi đi, sẽ sẵn sàng có mặt tại Huế.
Chúng tôi phải báo trước cho Ngài biết rằng chữ ký của
Hoàng đế Pháp và của Nữ hoàng Tây Ban Nha phải được đón