chúng tôi đã trích dẫn, ở phần trên:
“… Những người An Nam [trong phái đoàn] đã chờ đợi suốt
một tháng trong lo âu cái giờ hội kiến với Hoàng đế, đã bải
hoải rụng rời sau câu nói, mà nội dung ý nghĩa nhìn chung là
áp dụng cho tình huống của họ. Họ tưởng mục đích của họ đã
đạt được. Hôm sau, họ nhận được thông báo rằng thư trả lời
cho phái đoàn sẽ được gửi sang Huế trong thời hạn một năm.
Đồng thời, người ta yêu cầu họ cho biết có những đề nghị gì
về vấn đề quan hệ buôn bán giữa hai nước. Từ lúc này, mặt
mày họ lại bắt đầu rạng rỡ. Họ hiểu rằng họ có thể ra về
với ít nhiều hy vọng thành công.
Ý nghĩa câu nói gây hoang mang cho phái đoàn là: Nước Pháp,
có lòng nhân ái với mọi dân tộc và là kẻ bảo vệ những kẻ yếu,
phổ biến khắp nơi nền văn minh dịu ngọt và bổ ích của nó;
nhưng nó cũng rất nghiêm khắc với những ai cản trở nó trên
bước đường nó đi.
Đoạn cuối của câu trên, dịch ra tiếng Việt bằng ba từ nhằm
tác động tinh thần phái đoàn: ‘Phải có sợ’ (il’fauttrembler)”.
Đáng lẽ chỉ cần tuyên bố đơn giản là bác bỏ Hiệp ước 1862 như
nhà vua có toàn quyền tuyên bố và nói cho chánh phủ Pháp rõ hiệp
ướ
c hoàn toàn không có giá trị pháp lý do hoàn cảnh trong đó nó
được ký bởi một đại diện toàn quyền vượt quá quyền hạn của mình
và đề xướng việc chiếm đóng đất đai, thì Tự Đức lại muốn có một
cuộc thảo luận thẳng thắn và trung thực với Napoléon III, nhằm đạt
tới một sự hợp tác chân thực và lâu dài. Trong trường hợp, người ta
không thể phê phán phía Việt Nam là thiếu thiện chí.
Bức thư mà Phan Thanh Giản đọc trước mặt Napoléon III được
viết bằng giọng văn rất lịch sự và có lý có tình. Phái đoàn không có