BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 215

CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-ĐỨC (1870) VỚI VẤN

ĐỀ NAM KỲ

Một thời gian cắt quãng sắp sửa xảy ra: cuộc chiến tranh Pháp

- Đức. Nếu cuộc chiến tranh này làm nổi bật mảnh đất thuộc địa
mới này lên một cách hơi kỳ quặc, đồng thời nó cũng giảm thiểu
những hoạt động và những chuyện thương thuyết xuống.

Ngày 3/8/1870, một chiếc tàu thủy Anh quốc đi qua Vũng Tàu

không dừng lại nhưng thả xuống một người quốc tịch Đức, người
này thuê riêng một chiếc tàu hoa tiêu lên Sài Gòn. Ở đây, anh ta bí
mật đến gặp lãnh sự Phổ… Tất cả các tàu Đức đang thả neo ở bến
đều được thông báo trước tàu Pháp về việc hai nước Pháp-Đức
tuyên chiến với nhau. Họ có thì giờ để chuẩn bị đề phòng: hai tàu
chiến ẩn tránh vào vùng biển trung lập của Nhật Bản, còn các tàu
buôn đang neo đậu ở cảng của Pháp đã có thì giờ “biến” đi không ai
hay biết. Riêng có ba chiếc tàu của Hợp bang Bắc Đức bị quân
Pháp bắt và bán đi như những chiến lợi phẩm.

Chỉ đến ngày 6/8/1870, chiếc tàu “Sarthe” cập bến Sài Gòn,

mới chính thức báo tin tuyên chiến. Một chiếc tàu được trang bị
thành pháo đài nổi và đậu ở cửa sông Sài Gòn. Lệnh giới nghiêm được
ban bố và các thương nhân người Đức bị trục xuất, số này khá
đông. Chuyện “chiến tranh” (ở Việt Nam) chỉ có thế. Nước Phổ
không có phương tiện cũng chẳng mong muốn gì can thiệp vào Viễn
Đông. Ngày 21/10/1870, người ta được tin những trận đánh ở Sedan
rồi sự sụp đổ của Đế chế; và trước khi trở về Pháp theo nguyện
vọng của ông, Cornulier-Lucinière cho tuyên bố nền Cộng hòa
“theo nghi thức thông thường” trước mặt quân đội.

Cornulier-Lucinière giao phó một sĩ quan thông báo cho chánh

phủ Việt Nam biết tin tuyên chiến. Ngày 29/10/1870, ông ta gửi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.