một bức thư cho Thượng thư Bộ Ngoại giao triều đình Huế để thông
báo cho Huế biết sự thay đổi chánh phủ Pháp.
Tự Đức không tìm cách lợi dụng “cục diện chiến tranh châu Âu”.
Rất có thể nhà vua có thể lợi dụng nó. Nước Pháp đáng lẽ phải biết
ơ
n triều đình Huế về tinh thần trung thực của họ đối với Pháp.
Chẳng những Pháp không phải huy động một người lính nào của
mình tại Sài Gòn mà xứ thuộc địa Nam kỳ này được coi như hoàn
toàn bảo đảm đến mức mà vào cuối tháng 8/1870, người ta vẫn để
thường trực tại Brest một tàu chiến sẵn sàng chuyển qua Sài Gòn
tất cả những kiệt tác nghệ thuật của Viện Bảo tàng Louvre, những
kim cương hột xoàn của điện Hoàng gia Pháp và các lá cờ của
Invalides đã di chuyển về Brest, nếu cảng này bị thủy quân Đức
tấn công.
Trong lúc này và cả về sau, chẳng những người Pháp không hề
có một chút tình cảm hoặc một cử chỉ nhỏ nào gọi là biết ơn chánh
phủ Huế đã đối xử lịch sự và thiện chí như vậy đối với mình, mà
ngược lại họ còn có không ít những biểu hiện chống lại Việt Nam.
Các giáo sĩ tham gia tích cực vào “bản hợp tấu” này. Tháng 9/1872,
Giám mục Gauthier viết thư cho Thống đốc Nam kỳ:
“… Những biến cố của nước Pháp đã có tiếng dội tận bên này
và những bất hạnh của đất nước ta đã khơi lên lại những hờn
căm và hy vọng của kẻ thù chúng ta.
Vua Tự Đức tìm đủ mọi cách để thu hồi sáu tỉnh Nam kỳ do
người Pháp chiếm đóng và sau đó sẽ thanh toán nốt những
người Công giáo. Nhà vua tưởng có thể tìm một chỗ dựa vững
chắc nơi nước Phổ. Một tàu chiến Phổ đậu ở bến đã được đón
tiếp vui vẻ tưng bừng, các sĩ quan Phổ được nhà vua cho
nhiều tặng vật. Người ta tin rằng quân Phổ hứa sẽ giúp Việt
Nam đuổi Pháp ra khỏi nước với một vài điều kiện nào đó”.