BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 214

lý do gì để từ bỏ khoản bồi thường mà chánh phủ Huế phải trả cho
mình, là nước đã tôn trọng đầy đủ mọi điều khoản Hiệp ước 1862.

Ngay từ 13/8/1867, Lionel de Moustier, người kế chức Drouyn de

Lhuys làm Bộ trưởng Ngoại giao, giao cho La Grandière được toàn
quyền thương thuyết và ký kết một hiệp ước mới. Khi La
Grandière nhận được sự ủy nhiệm này thì ông ta sắp sửa trở về
Pháp nên không sử dụng. Còn ông Đô đốc Roze, tạm quyền một
thời gian rất ngắn thì chỉ đủ thời gian giải quyết những công việc
hằng ngày.

Đô đốc Ohier thì ngược lại, cố gắng nối lại cuộc đàm phán vì

ông nhận thấy triều đình Huế đang có vẻ “rất sẵn sàng”, do đó
ông hy vọng sẽ lợi dụng hoàn cảnh thuận lợi nhất để đạt những kết
quả tối đa. Nhưng rồi những cuộc thương lượng viễn vông của ông
cũng chẳng đưa lại kết quả gì.

Giữa lúc này, mối quan hệ Việt - Pháp dường như có sự hòa dịu

biểu hiện khá rõ ràng tại triều đình Huế. Phe chủ hòa dường như
chiếm ưu thế đến mức độ mà Tự Đức đã nghĩ đến chuyện lập một
trường trung học kỹ thuật và ủy thác cho Giám mục Gauthier về
Pháp lo sắm sửa sách vở và thiết bị cần thiết để xây dựng trường
đó.

Đầu năm 1870, La Grandière, tuy phải lưu lại Paris vì vấn đề

sức khoẻ mà vẫn được coi như đương chức thống đốc Nam kỳ, từ
chức; người thay thế ông là Đô đốc De Cornulier-Lucinière. La
Grandière gởi cho Bộ trưởng Hải quân một công hàm “di chúc” trong
đó ông dự kiến đặt một cơ quan chính trị lãnh đạo duy nhất cho cả
Đông Dương và như vậy ông ta đặt nền móng cho chánh phủ toàn
quyền Đông Dương, sau này không phải chờ đợi lâu, dự kiến của
ông được Paris đem ra áp dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.