lệnh quân đội ba tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hưng Hóa và Ủy viên
Quốc phòng Lào Cai của Việt Nam).
Với sự phong chức của triều đình Huế cho tên nổi loạn người
Trung Quốc này được toàn quyền hành động tại vùng thượng du
Bắc kỳ, lại xuất hiện dưới một hình thức mới, trạng thái đối lập
vốn có giữa người Kinh và người Thượng.
Và Francis Garnier, mà chúng ta sẽ thấy xuất hiện đúng lúc,
không cần phải chờ lâu để vạch rõ cho mọi người thấy những nhược
điểm nội bộ của chế độ Việt Nam và sự bất lực của nó để tạo một ý
chí duy nhất trước quân xâm lược ngoại bang và lãnh đạo một phong
trào chấn hưng kinh tế quốc gia chân chính.
Như chúng ta đã thấy, để hợp pháp hóa tình hình tạo nên do sự
chiếm đóng tạm thời ba tỉnh miền Tây Nam bộ, các Đô đốc-cầm
quyền Pháp đã mở những cuộc thương thuyết mới. Với sự cho phép
của chánh phủ Napoléon III mà họ không nghĩ trở lại những “sự việc
đã rồi”, họ đề nghị với triều đình Huế thừa nhận cho nước Pháp
quyền sở hữu hợp pháp ba tỉnh miền Tây Nam kỳ đó và đổi lại,
nước Pháp sẽ miễn cho Việt Nam một phần chiến phí đã được quy
định năm 1862.
Bằng nhiều đợt thanh toán, nước Pháp đã nhận gần một nửa
số chiến phí ấy rồi. Số dư còn khoảng 11 triệu Francs, trong số
đó một nửa là của Tây Ban Nha. Và nước Pháp cứ lần nữa để biết
xem chánh phủ có thể nhất thời, chấp nhận sự “hy sinh tài chính”
cho tới con số nào và nếu ngoài chuyện miễn trừ toàn bộ, hoặc một
phần số chiến phí năm triệu rưỡi ấy, nước Pháp có phải chịu
trách nhiệm thuyết phục Tây Ban Nha cũng miễn trừ cho Việt Nam
số tiền tương tự mà họ có quyền được hưởng hay không. Bởi vì Tây
Ban Nha đang trải qua những khó khăn lớn về ngân khố, chẳng có