dạng. Về công chánh, ông thiết lập một hệ thống đường giao thông
tàu thủy trên các kênh rạch, vẽ đồ án xây dựng những đường bộ mới
và đường sắt. Nhưng, tất cả những công trình đó, đối với ông ta,
chỉ là những “thức ăn phụ”. Nam kỳ là “căn cứ điểm của một đế
quốc tương lai, sẽ được mở rộng sang tận biên giới Trung Quốc và
tới sát bờ sông Cửu Long”, như ông ta tuyên bố hồi tháng 12/1872.
Chẳng bao lâu, ông ta có dịp thực hiện ý định trong bối cảnh những
cuộc loạn ly trên đất Bắc kỳ.
NHỮNG CUỘC LOẠN LẠC Ở BẮC KỲ
Năm 1864, chánh phủ Trung Quốc đã dẹp yên cuộc khởi nghĩa
khủng khiếp của Thái bình Thiên quốc. Nhưng tàn quân của đảng
phiến loạn, đứng đầu là Ngô Côn trốn tránh sang đất Việt Nam.
Dưới bề ngoài quy phục chính quyền địa phương, những tốp quân
Thái bình cuối cùng còn lại đã lao vào con đường cướp bóc và đốt
phá làm cho điêu đứng những vùng chúng chiếm đóng. Quân đội
Việt Nam tỏ ra bất lực không thể lập lại trật tự bình thường.
Năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868), Ngô Côn chiếm
vị trí Cao Bằng. Triều đình Huế yêu cầu Bắc kinh gửi quân đội
để đuổi tên phiến loạn ra khỏi nơi này. Họ gửi sang các tướng Tạ Kế
Quí. Nước ta, Ông Ích Khiêm cũng mang quân tới. Được quân đội Việt
Nam hỗ trợ do tướng Nguyễn Viết Thanh chỉ huy, họ đã đánh nhau
với Ngô Côn một trận ở Thất Khê. Tháng 7 năm ấy, quân Việt -
Trung thất bại ở Lạng Sơn; Nguyễn Viết Thanh bị trọng thương và
tổng trấn Phạm Chí Hướng bị bắt làm tù nhân.
Được tin thất bại, Tự Đức bèn cử Vũ Trọng Bình làm tổng trấn,
kiêm chỉ huy quân sự vùng Thượng Du, với sứ mệnh mở những cuộc