BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 219

của tỉnh Bas-Rhin… và các tỉnh Haut-Rhin, Meurthe và Moselle
vẫn thuộc của Pháp. Pháp sẽ trả cho Đức một số chiến phí là
hai tỷ.

Sau cùng, người ta đề nghị nhượng lại cho Đức xứ Nam kỳ:
Đây là một thuộc địa rất phồn thịnh dưới sự cai trị của Bộ Hải
quân, không những nó tự túc được về mặt tài chính mà còn góp
phần thừa gửi về cho chính quốc.

Nghe nói đến Nam kỳ, vị Bá tước, nãy giờ im lặng ngồi nghe
tôi nói, không ngắt lời tôi một lần nào, bỗng nhún vai và thúc
đẩy bởi tâm
hồn tỉ mỉ của Phổ, mà tính đại vinh dự của đế
chế Đức chưa kịp thay thế, nói với tôi với một giọng khiêm
tốn:
‘Ô! Ô! Nam kỳ! Đó là một miếng khá to cho chúng tôi.
Chúng tôi không đủ giàu có để tự dâng cho mình xa hoa thuộc
địa’”.

(6)

Vậy là, trái với những lời khẳng định của các vị giáo chủ, và trái với

ý định bị “chết yểu” của một vị nữ hoàng bị phế truất, không bao
giờ có “Nam kỳ thuộc Đức” cả và Việt Nam thuộc Đức lại càng không.
Tại Nam kỳ chẳng gì thay đổi, ngoại trừ lá cờ Pháp không còn mang
phù hiệu con diều hâu đế quốc.

Vị Đô đốc - cầm quyền đầu tiên của nước Cộng hòa Pháp tại

Nam kỳ là Dupré đến Sài Gòn ngày 1/4/1871. Ông ta đã để lại Việt
Nam một kỷ niệm đáng buồn, vì chính ông ta là người Pháp chiếm
đóng Bắc kỳ. Trước kia ông ta đã hoạt động hết sức tích cực. Ông ta
chẳng giấu giếm tham vọng của mình. Và trong lúc chờ đợi thời cơ
để khen thưởng chánh phủ Việt Nam, theo cách của ông ta, về thiện
chí của họ trong những ngày đen tối nhất của nước Pháp, ông ta lao
vào thực hiện những biện pháp kinh tế và chính trị mới. Ông ta tổ
chức lại chế độ hộ tịch của Việt Nam, mở trường sư phạm đầu tiên,
thực hiện sự tiêm chủng bắt buộc, khuyến khích nền canh tác đa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.